Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

 

Nhồi máu cơ tim vẫn được xem là bệnh của người già nhưng hiện ngày càng có nhiều những người trung niên mắc căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này và nhận rõ dấu hiệu của bệnh, mời các bạn cùng tham khảo ý kiến chuyên gia dưới đây.

1. Những ai có nguy cơ?

Đa số các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là những người nghiện thuốc lá, huyết áp cao, lượng cholesterol cao trong máu hoặc bị tiểu đường. Đặc biệt những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác rất nhiều.

2. Có thể phòng bệnh?

Tất nhiên là chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này. Ngoài việc nói không với thuốc lá, chúng ta cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, hạn chế uống rượu và ăn ít muối. Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn là điều các bác sỹ luôn khuyên chúng ta.

 

Tất cả những lời khuyên này đều rất hiệu nghiệm nếu chúng ta thực hiện từ khi còn trẻ. Có nghĩa là đừng để khi có dấu hiệu mang bệnh bạn mới nghĩ đến cách phòng nó.

3. Có thể bị nhiều lần trong suốt cuộc đời?

Đúng. Các chuyện gia khẳng định một người đã bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ mắc lại nhiều lần nữa nếu họ còn tiếp tục hút thuốc lá, sinh hoạt bừa bãi và chế độ dinh dưỡng không cân bằng. Và nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim của họ tăng 3,8 lần trong vòng 6 tháng kể từ sau khi bị nhồi máu cơ tim.

4. Những dấu hiệu nào là nguy hiểm và cần đến bệnh viện ngay?

Nếu thấy có một hoặc một số dấu hiệu sau, hãy lập tức nói với người thân để gọi xe cấp cứu đến bệnh viện gần nhất:

- Đau dữ dội ở ngực liên tục trong vòng 10 phút. Bạn có cảm giác ngực của mình đang bị bóp nghẹt hoặc bị đè nặng. Cơn đau này có thể xuất hiện ngày hoặc đêm, lúc bạn đang nghỉ ngơi hay làm việc. Cơn đau có thể lan tỏa tới hàm, cánh tay (nhất là tay trái) hoặc dạ dày.

- Đau ở một vùng nào đó của cơ thể như cổ tay hoặc hàm.

- Có sự rối loạn dạ dày

5. Cần làm gì trước khi xe cấp cứu đến?

Bệnh nhân nhồi màu cơ tìm cần được nằm duỗi thẳng người và cố gắng giữ bình tĩnh. Chỉ cần làm như vậy và nhân viên y tế sẽ sơ cứu bệnh nhân trước khi chuyển tới viện.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Dấu hiệu của nhồi máu cơ tim (https://www.meo.vn/dau-hieu-cua-nhoi-mau-co-tim.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *