Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) “Đám cưới bạn sao không thông báo cho Thanh biết để đến chúc mừng” là lời trách cứ nhẹ nhàng mà Tâm nhận được sau đám cưới của mình 3 ngày từ cô bạn thân từ thời đại học đang công tác ở một tỉnh lân cận.
Khách mời cho đám cưới, chuyện tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không khéo léo thì bạn có "nguy cơ" bị những người thân quen trách móc. Ngày vui của bạn vô hình chung lại có thể làm “mích lòng” một số người. Hãy tham khảo một vài bí quyết dưới đây để tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc khi mời khách đến dự đám cưới của mình đấy.
Mời ai, ai mời?
Cần dự trù rõ con số khách mời và xác định trước những đối tượng khách mời chắc chắn sẽ có mặt trong đám cưới của bạn. Họ là họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hay khách quen biết qua mối quan hệ công việc…
Với những người họ hàng, anh em thân, bạn nên đi cùng người trong gia đình đến mời để thể hiện sự trân trọng và thân mật. Nếu không có điều kiện đưa thiệp tận tay cho những người bạn của mình, bạn có thể gửi cho một người nào đó để nhờ chuyển, nhưng đừng quên gọi điện để thông báo và mời thêm lần nữa để thể hiện sự tôn trọng.
Lên danh sách khách mời
Hãy liệt kê tên khách mời ra giấy kèm theo cách xưng hô của bạn với họ như anh A, chị B, em C... không quên ghi chú số điện thoại của họ (nếu nhờ gửi hoặc gửi bưu điện). Trường hợp khách mời vượt quá con số dự kiến, bạn có thể xem xét để “cắt” bớt cho phù hợp. Nếu bạn quá bận rộn, không thể viết thiệp được thì có thể nhờ người khác viết hộ nhưng nên kiểm tra lại thiệp trước khi gửi đến mọi người.
Lời mời
Người được mời sẽ luôn đánh giá thái độ chân thành và tôn trọng của bạn khi bạn thông báo tin vui. Do đó, bên cạnh thiệp cưới thì lời mời cưới thực sự quan trọng, nếu không cẩn thận, đặc biệt với các bậc “cao niên tiền bối” thì rất dễ bị làm họ phật ý. Bạn phải cẩn thận để không viết nhầm tên và cách xưng hô như cô, dì, chú, bác, bạn, anh, chị, em… vào thiệp mời khi gửi cho khách. Đối với vài người khó tính, bạn sẽ bị bắt lỗi ngay khi vừa trao thiệp nếu mắc phải lỗi này. Nếu khách mời là người lớn, nên để bố mẹ bạn đứng tên để mời đám cưới sẽ lịch sự và thể hiện sự tôn trọng hơn.
Sắp xếp thời gian mời khách
Thiệp mời nên được gửi đến khách của bạn khoảng 2 tuần trước lễ cưới. Với những vị khách ở xa, bạn nên sắp xếp thời gian để mời sớm hơn. Nên khoanh vùng và xác định chỗ ở những khách mời gần nhau để bạn chỉ phải mất thời gian đi một lần và mời hết mọi người, tránh trường hợp phải đi nhiều lần ở cùng một khu vực để mời khách.
Sẽ có một số người bận công việc và không thể đến dự ngày vui của bạn được. Do đó, khi mời khách nên chú ý dò hỏi về khả năng đến tham dự của họ để bạn dễ dàng hơn trong việc đặt tiệc cũng như sắp xếp chỗ ngồi.
Hãy mở đầu cho một tiệc cưới trọn vẹn và hoàn hảo ngay từ khâu mời khách dự đám cưới của hai bạn nhé!
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Đau đầu chuyện mời khách dự đám cưới (https://www.meo.vn/dau-dau-chuyen-moi-khach-du-dam-cuoi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.