Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Tôi năm nay 24 tuổi, tôi bị bệnh loạn dưỡng móng cách đây bốn năm (toàn bộ ngón tay và chân). Ban đầu, tôi điều trị tại hai bệnh viện da liễu tại TP.HCM, Hà Nội, mỗi BV khoảng ba tháng, nhưng không thấy biến chuyển.
Sau đó, tôi đến Khoa Da Liễu BV Hoàn Mỹ Sài Gòn điều trị khoảng hai tháng thì móng tay mới mọc lên, bác sĩ cho tôi uống các loại thuốc: Feup, Philacenal (viên nang mềm) và một số loại thuốc bổ, vitamin khác. Bốn tháng sau, các móng tay đã mọc trở lại bình thường.
Tôi ngừng thuốc được hai tháng thì bệnh tái phát. Tôi tiếp tục điều trị tại các BV da liễu nhưng không có kết quả. Sắp tới, tôi có ý định sinh con, nhưng không biết bệnh này có ảnh hưởng gì không? – lan91.qldd@
Ảnh minh họa – Internet
TS-BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng khám Da Liễu cơ sở 2, ĐH Y Dược TP.HCM, tư vấn:
Loạn dưỡng móng là bệnh rất khó chữa, vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Đó có thể là biểu hiện thứ phát sau khi nhiễm một số bệnh về móng như nấm móng, vảy nến; do dùng thuốc điều trị ung thư, HIV; do thói quen lạm dụng việc làm móng, cắt da, sử dụng sơn móng tay không phù hợp, thường xuyên ngâm tay trong nước; do thiếu chất; một số trường hợp lại không rõ nguyên nhân.
Để móng khỏe mạnh, trước tiên bạn phải đi khám chuyên khoa da liễu để trị dứt bệnh. Thông thường, thời gian điều trị do nguyên nhân nhiễm trùng, nhiễm nấm mất ít nhất sáu tháng, có thể kéo dài một năm.
Sau điều trị, móng mới sẽ mọc và thay dần móng cũ bị hỏng. Thời gian thay móng mới hoàn toàn cũng cần khoảng sáu tới 12 tháng. Việc thoa thuốc hầu như không có tác dụng điều trị. Lưu ý, nếu nguyên nhân do nấm móng thì bệnh rất dễ tái nhiễm.
Vẩy nến là bệnh về gene, thường phải điều trị cả đời, nên nếu nguyên nhân là do vẩy nến, nhiều khả năng bạn sẽ phải “sống chung” với loạn dưỡng móng.
Sau khi loại trừ các yếu tố do nhiễm nấm, nhiễm trùng, lạm dụng việc làm móng, cắt da, sử dụng sơn móng tay không phù hợp, thường xuyên ngâm tay trong nước, tiếp xúc với hóa chất… nếu bệnh vẫn không dứt thì có thể là do bạn bị thiếu chất bẩm sinh, di truyền. Trường hợp này bạn cần phải uống thuốc bổ sung dưỡng chất thường xuyên.
Cách phòng ngừa và để bệnh không tăng nặng là không được rửa tay với xà bông, không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa, không sơn móng tay, cắt da, không sử dụng thuốc tùy tiện. Khi làm việc, tiếp xúc với nước nên đeo bao tay. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa caroten như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, gấc, lêkima…
Bệnh loạn dưỡng móng chủ yếu là gây mất thẩm mỹ, không nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu bạn muốn có thai thì nên ngưng hoàn toàn thuốc. Đợi sau khi sinh con và sau thời gian cho con bú mới tiếp tục điều trị.
Nhìn từ góc độ Đông y, PGS.TS Nguyễn Thị Bay, Khoa Y học Cổ truyền, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Trong Đông y không định danh rõ tên của bệnh là loạn dưỡng móng mà chẩn đoán đó là những bất thường trong cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài móng. Bệnh mang yếu tố cơ địa nên rất khó trị dứt, chỉ có thể ngăn chặn để bệnh không nặng thêm. Người bệnh sẽ cần phải dùng thuốc sắc ít nhất vài tháng, song hiệu quả cũng không rõ ràng.
Theo Phunuonline.com.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Đang trị bệnh loạn dưỡng móng có nên mang thai? (https://www.meo.vn/dang-tri-benh-loan-duong-mong-co-nen-mang-thai.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.