Đại dịch sốt xuất huyết đe dọa Đông Nam Á

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Mặc dù ít được chú ý đến, nhưng sốt xuất huyết (SXH) - cùng với sự thay đổi khí hậu - có thể biến 2007 trở thành một năm tồi tệ nhất của Đông Nam Á (ĐNA) trong cuộc chiến chống lại căn bệnh đã có lịch sử từ hơn 200 năm này.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, sự thay đổi khí hậu có thể khiến số bệnh nhân SXH tại Indonesia trong năm nay tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Số liệu của Bộ Y tế Indonesia cho biết từ đầu năm đến nay đã có tới 748 ca tử vong vì SXH trong tổng số 68.636 người nhiễm bệnh. Các chuyên gia y tế của Indonesia đã cảnh báo rằng kỷ lục 106.425 người mắc SXH năm ngoái có thể dễ dàng bị vượt qua trong năm nay và con số người tử vong có thể lên rất cao.

Trước đó vào 2005, Indonesia đã có 1.298 bệnh nhân thiệt mạng vì SXH. Tại Indonesia, SXH bắt đầu được nhìn nhận như một mối đe dọa sau khi những trận lụt thời gian qua đã nhấn chìm nhiều khu vực của thủ đô Jakarta và tạo điều kiện cho sự phát triển SXH. Theo một chuyên gia về SXH Indonesia, sự gia tăng nhiệt độ không gây ảnh hưởng nhiều đến SXH mà chính lượng mưa tăng lên đã kéo dài chu kỳ của dịch bệnh.

Tình hình tương tự cũng diễn ra ở nước khác trong khu vực. Cụ thể trong tháng này, Thái Lan đã có tới hơn 11.000 ca SXH với 14 người đã tử vong, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5, đã có tới 3.649 người mắc SXH. Hầu hết các bệnh nhân có độ tuổi từ 10-24. Tại Singapore số người mắc SXH đã tăng gấp 3 cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tuần lễ từ 20 - 26.5, theo Báo Strait Times, Singapore đã có 259 ca SXH. Trong 5 tháng đầu năm, Malaysia đã có 48 người tử vong do SXH, tăng 71% so với 2006. Tính đến 26.5, nước này đã có 20.658 người mắc SXH, tăng 55% so với thời điểm 2006.

Theo các chuyên gia, sự gia tăng đột biến của SXH (căn bệnh truyền nhiễm do virus lây truyền qua muỗi thường gặp nhất ở người) trong những năm gần đây có nguyên nhân của quá trình đô thị hóa, cộng với sự phát triển của du lịch và sự di cư của dân cư các nước trong vực. Trên thực tế, những nỗ lực nhằm sản xuất một loại vắc-xin có khả năng ngăn ngừa SXH một cách hữu hiệu là điều khá khó khăn bởi có tới 4 loại huyết thanh virus có khả năng gây ra SXH. Do vậy, biện pháp thực tế hữu hiệu nhất chống lại căn bệnh này vào thời điểm hiện tại là loại trừ những điều kiện cho muỗi sinh sản.

Cùng với sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, SXH đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. 'Hoạt động của muỗi đã trở nên chủ động hơn qua từng năm và tầm hoạt động của chúng đã được mở rộng sang cả phía nam lẫn phía bắc của xích đạo', Lo Wing-lok, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết. Theo các chuyên gia, thậm chí các nước giàu có, hiện đại và có môi trường tốt như Singapore cũng không kiểm soát được vấn đề này một cách toàn diện. Triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân SXH rất đột ngột gồm sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh SXH có thể bị tử vong.

Theo ThanhNien

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Đại dịch sốt xuất huyết đe dọa Đông Nam Á (https://www.meo.vn/dai-dich-sot-xuat-huyet-de-doa-dong-nam-a.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *