Con trai tôi thường xuyên bị sốt, uống kháng sinh cũng không hết, tôi phải làm sao?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Cháu thường xuyên bị sốt, sau nhiều lần sử dụng các loại kháng sinh (uống) cháu vẫn không khỏi.

Chào bác sĩ,

Con trai tôi 3 tuổi, nặng14 kg, cao 96 cm. Cháu thường xuyên bị sốt, sau nhiều lần sử dụng các loại kháng sinh (uống) cháu vẫn không khỏi. Tôi đã cho tiêm cefo, sau khi tiêm 3 ngày cháu lại bị sốt. Bác sỹ cho tiêm ceftriaxon. Sau khi tiêm 1 ngày cháu bị sốt lại.

Tôi không cho cháu dùng kháng sinh nữa mà chỉ mang đi truyền muối và đường. Sau đó cháu không sốt nữa. Sau 2 tuần cháu lại bị sốt, nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ. Có kèm nước mũi, ít ho (có thể là do uống Theranlen nên ít ho).

Mong bác sỹ tư vẫn giúp tôi xem hiện tại tôi nên làm như thế nào. Cháu bị sốt nhiều bắt đầu từ 2,5 tuổi. Uống nhiều kháng sinh không có hiệu quả nhiều lắm. - (Mạnh Hùng - Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn,

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em. Do đó, để tìm ra nguyên nhân gây sốt cũng không dễ dàng, vì có những bệnh lý triệu chứng rất mơ hồ. Ví dụ: sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi, nhưng ngoài triệu chứng sốt bé có triệu chứng tiêu hóa nổi bật nên dễ bỏ sót,…

Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ:

- Do bệnh lý nhiễm trùng: viêm mũi họng, viêm amydal, áp xe amydal, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nặng hơn là viêm màng não, nhiễm trùng huyết…

- Do nhiễm virus: sốt xuất huyết, sởi, sốt phát ban, rubella,... Sốt do nhiễm virus có thể sốt cao cấp tính như sốt xuất huyết hoặc sốt dai dẳng kéo dài Cytomegalovirus, Epstein barr virus.

- Nhiễm ký sinh trùng: sốt rét, lỵ amip có biến chứng áp xe gan, nhiễm ký sinh trùng có biến chứng viêm túi mật,…

- Các bệnh lý về máu: Lymphoma, ung thư máu, bệnh Hodgkin…

Khi trẻ bị sốt, việc trước tiên bạn nên cho bé dùng thuốc hạ sốt kết hợp lau mát bằng nước ấm để  hạ sốt, sau đó cho bé khám để tìm nguyên nhân.

Nếu sốt do nguyên nhân nhiễm trùng thì mới có chỉ định dùng kháng sinh. Nếu do các bệnh lý nhiễm virus thì việc bạn dùng kháng sinh không giúp bé hạ sốt, mà ngược lại, kháng sinh sẽ diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột.

Mặc dù BS chưa thể chẩn đoán bé mắc bệnh gì, nhưng qua cách mô tả của bạn, BS thấy dùng kháng sinh cho bé như vậy là chưa phù hợp. Bằng chứng khi bạn cho tiêm kháng sinh, bé vẫn sốt, sau đó ngưng kháng sinh chỉ truyền muối và đường thì bé hết sốt.

Sau 2 tuần bé sốt lại là có nguyên nhân do viêm đường hô hấp trên (sốt nhẹ, ho, sổ mũi) cần xác định do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc do nhiễm virus. Nếu do nhiễm virus chỉ cần điều trị triệu chứng và vệ sinh mũi họng.

Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh do sức đề kháng kém, do dễ bị lây nhiễm khi có tiếp xúc với nguồn lây hoặc do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh, do thời tiết thay đổi đột ngột… khi trẻ lớn hơn ý thức được và có sức đề kháng thì bệnh sẽ giảm.

Điều quan trọng là khi trẻ sốt, bạn nên cho khám chuyên khoa nhi và làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân, từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hoặc dùng theo chỉ định của BS nhưng chưa đủ liều, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

BS Thảo chúc bé mau khỏe nha!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

Meo.vn (Theo alobacsi)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Con trai tôi thường xuyên bị sốt, uống kháng sinh cũng không hết, tôi phải làm sao? (https://www.meo.vn/con-trai-toi-thuo%cc%80ng-xuyen-bi%cc%a3-so%cc%81t-uo%cc%81ng-khang-sinh-cu%cc%83ng-khong-he%cc%81t-toi-pha%cc%89i-la%cc%80m-sao.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *