Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Khi tiếp xúc với côn trùng, cây cỏ, hóa chất, bụi công nghiệp, một số thuốc chữa bệnh, chất tẩy rửa, đồ dùng hằng ngày như kính, đồng hồ..., da có thể bị viêm loét và gặp nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Dựa vào cơ chế gây bệnh, người ta chia viêm da tiếp xúc làm 2 loại: dị ứng và kích ứng.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng thường do các chất kiềm, axit hoặc có nồng độ cao và các loại côn trùng mang nhiều độc tính gây nên. Chúng gây viêm da không thông qua phản ứng miễn dịch của cơ thể. Triệu chứng lâm sàng thường là các đám da đỏ, đau rát, sau đó nổi phỏng nước, nếu nặng có thể bị trợt, loét. Nên điều trị bằng các thuốc làm dịu da và sát khuẩn (thường ở dạng hồ nước), các thuốc kháng sinh toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn. Bệnh thường khỏi nhanh sau vài ngày.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít người có cơ địa dị ứng. Các dị nguyên gây bệnh phải thông qua phản ứng miễn dịch của cơ thể và đây là kiểu dị ứng chậm - dị ứng thông qua trung gian tế bào. Triệu chứng đầu tiên là ngứa, sau đó da đỏ lên, phù nề. Nếu tiếp xúc với các vật hữu hình thì đám đỏ da có thể in hình vật tiếp xúc (như quai dép, dây đồng hồ, gọng kính...). Trên nền da đỏ lấm tấm các mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim. Mụn nước bị vỡ, tiết dịch, dễ bội nhiễm vi khuẩn, tạo thành mụn mủ. Người bệnh bị sốt, viêm hạch lân cận nếu có nhiều mụn mủ. Trong trường hợp nặng, tổn thương không chỉ có ở vị trí tiếp xúc với dị nguyên mà còn ở xa nơi tiếp xúc. Đây là trường hợp ban thứ phát, xuất hiện trên bệnh nhân có thể địa dị ứng mạnh.
Để tìm nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng cần làm xét nghiệm test áp da (Patch test): dùng các dị nguyên đã chế sẵn áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí. Sau 48 giờ hoặc 96 giờ, nếu da đỏ, có mụn nước và ngứa khi tiếp xúc với dị nguyên nào thì đó là nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị viêm da tiếp xúc:
- Cần tránh tiếp xúc với các chất nghi ngờ gây viêm da.
- Đối với viêm da tiếp xúc dị ứng toàn thân, nên dùng corticoid, thuốc chống ngứa, thuốc an thần, và kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn tại chỗ), bôi thuốc màu như xanh metylen 1%, dung dịch milian vào vùng da bị trợt, kem hoặc mỡ corticoid vào vùng da đỏ không có mụn nước.
Bác sĩ Trần Đăng Quyết, Sức Khỏe & Đời Sống
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Coi chừng viêm da tiếp xúc (https://www.meo.vn/coi-chung-viem-da-tiep-xuc.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.