Cơ thể thường xuyên bị bầm, phải làm gì để hạn chế tình trạng này?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Cơ thể em thường xuyên bị bầm, nhiều khi ngủ dậy sau 1 đêm thì xuất hiện thêm 1- 2 đốm nhỏ. Nếu có va chạm thì vết bầm thường rất lớn và lâu tan. Em nên làm gì để hạn chế tình trạng này? Mỗi lần bầm có người kêu em lăn trứng gà, chườm lạnh, chườm nóng để mau tan bầm thì cách nào đúng?

Phương (quận Phú Nhuận, TP HCM)

Bác sĩ CK1 Nhi khoa, Lưu Hồng Vân, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare:

Bầm da, y học gọi là “xuất huyết dưới da”, xuất hiện do vỡ những mạch máu nhỏ dưới da. Hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, tụ lại ở mô liên kết lỏng lẻo dưới da, tạo nên vết bầm. Tùy theo kích thước của khối bầm mà được phân loại thành chấm, đốm, mảng xuất huyết hay thậm chí là ổ máu tụ. Thời gian để màu sắc da trở lại bình thường thông thường là 2-4 tuần. Vết bầm ở chân thường lâu tan hơn ở mặt hay tay do tác dụng của trọng lực. Ngay sau khi bị thương tổn, chúng ta nên chườm lạnh để giúp co mạch máu, giảm sưng, viêm và chảy máu tiếp tục.

Xu hướng hay bầm da thường di truyền. Do đó, nếu cha mẹ thường xuyên bị bầm da, con cái cũng có khả năng đó. Phụ nữ dễ bị bầm da hơn nam giới. Tỉ lệ mỡ phân bố trên cơ thể cũng có một vai trò nhất định. Mỡ đồng thời cũng là một mô đệm bảo vệ cơ thể, nên bầm da sẽ dễ xuất hiện hơn ở người gầy. Người có tuổi sẽ dễ bị bầm da hơn do làn da không được bảo vệ sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những mạch máu cũng có khả năng dễ vỡ hơn. Một số thuốc có thể làm suy yếu các mạch máu, dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu bao gồm: Aspirin, Warfarin, Steroid, Clopidogrel…

Tuy nhiên, bầm da cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm cần điều trị. Do đó, những vết bầm da xuất hiện đột ngột không giải thích được, bầm da xuất hiện quá thường xuyên, hay bầm da không biến mất sau 1 tháng, có thể là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Chúng có thể có nguyên nhân như do đa hồng cầu, suy thận, bệnh lý về máu… Do đó, bệnh nhân cần gặp BS chuyên khoa để thăm khám và kết luận chính xác.

Theo nld.com.vn

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Cơ thể thường xuyên bị bầm, phải làm gì để hạn chế tình trạng này? (https://www.meo.vn/co-the-thuong-xuyen-bi-bam-phai-lam-gi-de-han-che-tinh-trang-nay.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *