Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Hồi sinh viên em có đi hiến máu nhân đạo thì biết máu của em chảy rất chậm. Vậy máu chảy chậm thì có hại gì không ạ?
Thưa BS Hương Thy,
Hồi sinh viên em có đi hiến máu nhân đạo thì biết máu của em chảy rất chậm. Thời gian lấy máu cho đầy bịch gần gấp đôi mấy bạn khác. Lúc đó em cũng thắc mắc nhưng chưa hỏi được ai, sau rồi cũng quên.
Giờ em đã 30 tuổi, chỉ số BMI bình thường, làm việc nhiều với máy tính. Gần đây em mua máy đo huyết áp cho bố em nên tiện thể đo luôn. Hai lần đo gần đây nhất, cách nhau 10 phút thì kết quả là 81-57 (nhịp tim 84) và 80-50 (nhịp tim 75). Mấy lần trước đo cũng sàng sàng như thế.
Em biết huyết áp “đẹp” nhất là 120-80. Như vậy là huyết áp của em thấp, nhưng em chưa rõ thấp đến mức nào là nguy hiểm? Bởi vì em chỉ thấy là em vận động rất mau mệt thôi. Và BS cho em hỏi, có phải huyết áp thấp làm cho máu chảy chậm không? Mà máu chảy chậm thì có hại gì không vậy BS?
Mong BS giải đáp và cho em lời khuyên về chế độ ăn uống.
Em cảm ơn BS rất nhiều ạ! - (Hương Giang - TPHCM)
Chào bạn Hương Giang,
Lúc hiến máu trước đây (cách nay cũng gần 10 năm rồi phải không?), tốc độ máu chảy chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố: kim lấy máu, vị trí lấy máu, vị trí để bịch máu so với tim bạn... nên cũng chưa thể kết luận chính xác được.
Còn bây giờ, huyết áp (HA) của bạn là 80/60mmHg thì đúng là hơi thấp thiệt. HA bình thường (đẹp) là khoảng 100-120/60-80 mmHg. HA này còn tùy thuộc từng cơ địa, có chơi thể thao không, tuổi, máy đo, thời điểm đo trong ngày...
Nếu HA hơi thấp sẽ làm bạn dễ mệt khi gắng sức, hay chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột (từ ngồi chuyển sang đứng hay nằm hoặc ngược lại). Để hiểu rõ hơn bạn cần biết sơ sơ: HA là con số biểu hiện áp lực của máu lên thành động mạch, như vậy, HA sẽ phụ thuộc vào: sức bơm của tim, lượng máu tim tống đi mỗi lần bơm, và độ chun dãn (độ đàn hồi) của mạch máu.
Như thế chưa thể kết luận HA thấp làm cho máu chảy chậm hay ngược lại máu chảy chậm làm HA thấp. HA thấp hay xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Tất nhiên, cái gì không bình thường đều không tốt rồi (bạn hay mệt khi vận động, khi gắng sức, có thể chóng mặt khi thay đổi tư thế...).
Bạn nên khám để làm các xét nghiệm thường quy xem có thiếu máu không (phụ nữ thường bị mất máu định kỳ qua các kỳ kinh, mà đa số phụ nữ lại coi thường điều này) hay có các bệnh lý gì về tim mạch không. Khi biết nguyên nhân rồi thì vấn đề điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Trước mắt, bạn nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và cân đối, uống thêm vài viên bổ máu vào các kỳ hành kinh, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhẹ, ngủ đủ giấc...
Chào cô bạn có cùng chữ lót tên, chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.
BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy
BACSSI.com (Theo Alobacsi)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Có phải huyết áp thấp làm cho máu chảy chậm? (https://www.meo.vn/co-phai-huyet-ap-thap-lam-cho-mau-chay-cham.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.