Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Con tôi 6 tuổi, rất nghịch ngợm. Khi cháu đến nhà ai chơi, tôi thường phải trông vì cháu không chịu ngồi yên được 10 phút. Khi buộc phải ngồi một chỗ thì tay cháu cũng phải với cái nọ, nghịch cái kia, nói chung là luôn tay luôn chân mà không biết mệt.
Tôi không biết như vậy có phải là cháu bị tăng động hay không? Mong chuyên mục tư vấn giúp.
Mỹ Tâm (Đà Nẵng)
Nếu chỉ dựa vào những biểu hiện theo chị mô tả thì khó có thể khẳng định bé có bị mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý hay không. Tuy vậy, chị có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để có thể có những khẳng định thêm. Trong trường hợp bé có thêm những biểu hiện của rối loạn tăng động thì bạn cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên biệt để khám và điều trị ngay vì nếu phát hiện muộn, khả năng chữa khỏi là rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập, cuộc sống hàng ngày, cũng như sự nghiệp sau này của bé.
*Một số biểu hiện thường thấy ở bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý:
– Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: Ở lớp, bé tăng động thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng bé “quên vẫn hoàn quên”.
– Không giao tiếp với bạn bè: Bé tăng động thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến bé gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.
– Lơ đãng, hay mơ màng: Bé tăng động không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
– Khó khăn bày tỏ cảm xúc: Bé mắc tăng động cũng thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là bé hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
– Không tập trung trong lớp: Trong cơ thể bé tăng động dường như có một “chiếc máy hoạt động không nghỉ”. Bé thường không thể ngồi im. Xu hướng là luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, bé cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.
– Khó đợi đến lượt: Bé tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Bé có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.
– Hay quậy phá, dễ nổi giận: Bé tăng động rất khó kiềm chế cảm xúc. Bé có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.
– Kết quả học tập không ổn định: Do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở bé tăng động thường không ổn định. Bé cũng gặp khó khăn về đọc và viết, khoảng 20% mắc chứng tăng động cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.
Đối với từng học sinh có biểu hiệu tăng động giảm chú ý, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ quá trình điều trị cho trẻ. Thiết thực hơn, chính giáo viên nên là người để ý quan sát, phát hiện và khuyên cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn.
ThS.BS Đinh Thạc
Theo Giadinh.net.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Có phải bé bị tăng động hay không? (https://www.meo.vn/co-phai-be-bi-tang-dong-hay-khong.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.