Chuyện gì xảy ra ở “dưới ấy”? – Phần 1

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Mặc dù đạt được những tiến bộ vượt bậc, ngành phụ khoa vẫn phải “bó tay” trong việc điều trị (thậm chí chẩn đoán) một số vấn đề ở vùng “tam giác vàng” của phụ nữ. Chính vì vậy, để bảo vệ mình, phụ nữ hơn ai hết là người cần hiểu rõ về nguy cơ của mình trước khi nhờ can thiệp của y khoa. Bài viết này cung cấp cho bạn kiến thức về 5 chứng bệnh ở vùng chậu của phụ nữ.

Phần 1: LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG - VIÊM NHIỄM VÙNG CHẬU - TỔN THƯƠNG ÂM HỘ MẠN TÍNH

Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Đau thắt vùng chậu vào kỳ kinh có thể là triệu chứng của lạc nội mạc tử cung - Ảnh: Inmagine

Trải qua thời kỳ dậy thì từ năm 15 tuổi với những kỳ kinh nguyệt đau đớn kèm theo nôn mửa và đau thắt, S.Byrne (25 tuổi) đã khám qua hết bác sĩ này đến bác sĩ khác và mãi đến tận năm cô 21 tuổi mới được chẩn đoán mắc chứng lạc nội mạc tử cung. Đây là một bệnh lý của tử cung có thể không chẩn đoán được trong suốt một thập kỷ bệnh phát triển ở bệnh nhân.

Khi một phụ nữ mắc phải chứng lạc nội mạc tử cung, niêm mạc bên trong tử cung (lớp tế bào đệm bên trong tử cung bong ra trong mỗi kỳ kinh nguyệt của phụ nữ) “mắc kẹt” vào đâu đó ngoài tử cung mà không thoát ra khỏi cơ thể. Nó có thể di chuyển xuống dưới qua cổ tử cung và âm đạo nhưng cũng có thể đi ngược lên phía ống dẫn trứng và “ký sinh” vào ruột, bàng quang và buồng trứng. Cuối cùng, tình trạng “đi lạc” này có thể làm gián đoạn chu kỳ nội tiết và dẫn đến làm sẹo, viêm tấy và xuất huyết nặng suốt kỳ kinh. Nó cũng có thể gây ra những cơn vọp bẻ chí mạng, đau đớn khi giao hợp, tiêu chảy, táo bón hoặc không có triệu chứng đau đớn nào. Điều kỳ lạ đáng nói ở đây là số cơn đau bạn đang gánh chịu có thể không liên quan đến số cơn đau của chứng lạc nội mạc tử cung.

Nhưng ngay cả những bệnh nhân không cảm thấy đau đớn cũng có nguy cơ gặp phải một tác dụng phụ đáng sợ: chứng vô sinh. Có khoảng 38% bệnh nhân vô sinh có thể quy trách nhiệm cho chứng lạc nội mạc tử cung, do sự làm sẹo và viêm tấy mà nó gây ra. Nội mạc lạc có thể phóng thích chất dịch cản trở sự tiếp cận của trứng và tinh trùng. Cách tốt nhất để giữ được khả năng thụ thai là chẩn đoán và điều trị sớm.

Các nhà khoa học vẫn chưa xác minh được nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung nhưng họ có thể kết luận đây là một bệnh lý có tính di truyền qua gen, nếu mẹ hoặc chị em gái của bạn bị lạc nội mạc tử cung thì nguy cơ của bạn tăng lên gấp 6 lần. Phơi nhiễm độc tố - như dioxin, hóa chất trong phân bón và chất tẩy trắng giấy có thể là nhân tố nguyên thủy tạo nên nguy cơ mắc bệnh.

Ngày nay, cách duy nhất để chẩn đoán triệt để bệnh lý này là thông qua phẫu thuật; để chắc chắn, các bác sĩ cần nhìn thấy tận mắt nội mạc tử cung đi lạc đến tận “nơi không dành cho nó” nào trong khoang bụng. Biện pháp này dựa trên kỹ thuật gây tê để đưa camera nội soi vào trong khoang bụng và vùng chậu. Nếu bác sĩ nhìn thấy bất kỳ mô bất thường nào, nó sẽ bị cắt bỏ ngay sau đó để tránh mô phát triển thêm. Tin mừng là biện pháp ít xâm lấn hơn (gồm sinh thiết tại phòng khám và xét nghiệm máu để đo mức độ viêm nhiễm) đang được thử nghiệm và sẽ đưa vào áp dụng trong từ 3-5 năm tới.

Hiện chưa có thuốc trị tiệt căn lạc nội mạc tử cung, sau khi được chẩn đoán bệnh, bạn cần được điều trị tích cực bằng thuốc và giữ tâm lý thoải mái - Ảnh: Inmagine

Tất nhiên, sau khi được chẩn đoán, bạn vẫn phải chung sống với tình trạng này, nó đến và đi hoặc âm ỉ chừng nào mà bạn vẫn còn có kinh nguyệt. Các biện pháp tránh thai có thể làm giảm đau và chảy máu. Các loại thuốc điều chỉnh nội tiết tố có thể làm ngưng trệ sự phát triển của bệnh nhờ tác dụng “tắt” hoạt động của buồng trứng (nhờ đó nội mạc lạc ngừng phát triển do chu kỳ nội tiết ngưng hoạt động). Theo đó, các chuyên gia đang nghiên cứu khả năng sử dụng tính chất chống nội tiết tố progestine và thuốc điều trị ung thư vú để đối phó với chứng lạc nội mạc tử cung.

Nếu các loại thuốc uống liên tục (đòi hỏi bệnh nhân uống liên tục trong một khoảng thời gian mới có tác dụng – như thuốc tránh thai hàng ngày) không cải thiện được tình hình, phương pháp trị liệu thay thế như châm cứu có thể giúp giảm đau cho bệnh nhân. Và nếu không có phương pháp điều trị không xâm lấn nào có hiệu quả, bạn buộc phải trải qua thêm các cuộc phẫu thuật tiếp theo. Nhưng điều cốt yếu với mỗi bệnh nhân lạc nội mạc tử cung là nhận được chế độ chăm sóc sức khỏe chu đáo đồng thời giúp cô ấy quên đi ám ảnh về sự đau đớn và tiếp tục vui sống.

Viêm nhiễm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease - PID)

Là tình trạng nhiễm khuẩn tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và hệ cơ quan sinh sản, thường kết hợp với các bệnh lý viêm nhiễm và lây lan qua đường tình dục (STDs) như bệnh lậu và chlamydia. Viêm nhiễm vùng chậu có thể gây vô sinh cho khoảng 1/5 bệnh nhân mắc bệnh.

Triệu chứng: Đau gắt ở bụng và vùng chậu, tiết dịch âm đạo quá mức và nặng mùi.

Điều trị: Kháng sinh kết hợp giảm đau theo mức độ từ thuốc kháng viêm đến thuốc giúp dễ ngủ.

Tổn thương âm hộ mạn tính (Vulvodynia)

Là tình trạng đau kinh niên và bỏng rát vùng âm hộ.

Triệu chứng: Khó chịu, đau và cảm giác nhức nhối xung quanh “cửa mình”, đau hoặc quá mẫn cảm trong khi giao hợp hoặc sử dụng băng vệ sinh dạng que đút (tampon).

Điều trị: Thuốc kháng viêm, thuốc gây tê cục bộ, thuốc chống trầm cảm liều thấp, thực hành hồi đáp sinh học, và vật lý trị liệu vùng chậu.

Xem tiếp:

>> Phần 2: ĐA NANG BUỒNG TRỨNG - U XƠ TỬ CUNG

<!]]>

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Chuyện gì xảy ra ở “dưới ấy”? – Phần 1 (https://www.meo.vn/chuyen-gi-xay-ra-o-duoi-ay-phan-1.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *