Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Một trong những "trục trặc" khiến chị em lo lắng nhất là chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) "nổi loạn". PGS-TS Vũ Thị Nhung - GĐ BV Hùng Vương trao đổi một số vấn đề về những rắc rối xung quanh "ngày ấy".
CKKN "lộn xộn" nhất là ở giai đoạn dậy thì và thời điểm tiền mãn kinh.
CKKN trung bình là 8 ngày, nhưng có thể "dao động" từ 21 - 35 ngày. Lượng máu trung bình mất sau mỗi lần hành kinh (từ 3 - 5 ngày) là từ 50g - 100g. Vì thế, những ngày này cơ thể dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản theo "lịch trình" như thế.
http://www17.24h.com.vn/upload/news/2009-03-23/1237802435-chukiroiloan1.jpg
Nguyên nhân của sự... "nổi loạn"
- Tuổi dậy thì: Gần 70% thiếu nữ có kinh lần đầu bị rối loạn kinh nguyệt (RLKN) do không phóng noãn, nội tiết không đều. CKKN thất thường, có khi 2 - 3 tháng mới có một lần, hoặc có 2 - 3 lần/tháng. Sau khoảng một năm, CKKN mới đều và ổn định.
- Tuổi sinh đẻ: RLKN phức tạp hơn, hay gặp nhất là rụng trứng gây xuất huyết, sẩy thai, thai ngoài tử cung, nạo phá thai, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, bị stress, căng thẳng trong mùa thi cử cũng gây vô kinh kéo dài, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi hormone sinh dục. Người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cũng cần cẩn thận với chứng bệnh này.
- Tuổi tiền mãn kinh (từ 40 - 50 tuổi): Đây là thời điểm "khó chịu" nhất của chị em. Nguyên nhân do thiếu hụt nội tiết tố, buồng trứng suy yếu, lão hoá, không tiết ra được estrogene và progestine, vòng kinh không rụng trứng. Ngoài ra, phụ nữ độ tuổi này còn có nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung... gây rong huyết.
Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Lúc hành kinh thường bị cơn đau bụng hành hạ, ngoài việc uống thuốc giảm đau, có thể xử trí bằng cách chườm nóng ở vùng bụng, nghỉ ngơi, làm việc nhẹ. Giai đoạn này, cơ quan sinh dục của nữ thường xung huyết, cổ tử cung nở. Vì thế, không nên ngâm mình trong nước hay tắm ở hồ bơi công cộng, càng không nên quan hệ tình dục vì rất dễ bị viêm nhiễm.
Khi bị RLKN, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu do đó cần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều rau và hoa quả, nhất là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều gia vị chua cay, và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Tốt nhất, chị em nên khám phụ khoa định kỳ sáu tháng/lần. Bỏ quan niệm: "có kinh không nên tắm", thay băng vệ sinh từ 4 -6 giờ/lần, sử dụng nước rửa phụ khoa để vệ sinh hàng ngày.
Theo 24H
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Chu kỳ… “nổi loạn” (https://www.meo.vn/chu-ky-noi-loan.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.