Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Bạn vật vã cả ngày trong những cơn ốm nghén, ăn gì cũng nôn, mệt mỏi rã rời… Bài viết này sẽ giúp bạn chống lại những triệu chứng đó bằng thực đơn dinh dưỡng.
Bữa sáng giàu protein
Nhiều phụ nữ mang thai phải đánh vật với những cơn ốm nghén nôn mửa vào buổi sáng. Đó là do cơ thể có một vài thay đổi như lượng estrogen cao tạo ra acid trong dạ dày sau một đêm hoặc người có lượng đường trong máu thấp cũng bị nôn mửa nhiều hơn hay do hạ đường huyết sau hàng tiếng đồng hồ không ăn.
Bà bầu nên ăn sáng bằng các thực phẩm sữa giàu protein hoặc carbonhydrate có thể giúp chống lại cảm giác buồn nôn như pho mát, trứng, bánh ngọt, bột ngũ cốc, gạo lức. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể được bổ sung dưỡng chất này từ các loại rau xanh khác như: đậu tương, đậu Hà Lan, đậu lăng và bột mì để đảm bảo một chế độ ăn đa dạng.
Bánh quy xốp
Ốm nghén là kết quả của những thay đổi trong cơ thể bạn, bao gồm việc lượng hormone Oestrogen tăng cao hơn và mức độ nhạy cảm của khứu giác cũng tăng lên. Nó cũng có thể do trạng thái cảm xúc hay căng thẳng gây ra. Bởi vậy, những cơn mệt mỏi, buồn nôn có thể đến bất kỳ lúc nào.
Bạn nên chuẩn bị sẵn quanh giường hoặc bàn làm việc những gói bánh bích quy, bánh mặn để ăn mỗi khi cơn buồn nôn đến. Loại bánh này sẽ giúp bạn quên cảm giác buồn nôn. Ngược lại, nên tránh xa các loại bánh khô, có vị mặn trung hòa acid trong dạ dày sẽ làm giảm đi cơn đói gây cồn cào khiến bạn cảm thấy nôn nao, muốn ói.
Trà gừng
Uống trà gừng vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua kỳ ốm nghén. Gừng được coi là một phương pháp làm cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa và chứng nôn mửa trong thời gian mang thai.
Hãy pha trà bằng một củ gừng tươi giã nhỏ vào nước nóng uống trước bữa sáng. Nhớ là không được uống quá nhiều vì gừng có vị nóng cay sẽ không tốt cho sức khỏe nếu bạn lạm dụng nó. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng liệu pháp rất hữu hiệu khác đó là trà bạc hà hay một cốc nước cam.
Cá diếc
Loại cá này vị ngon ngọt, chứa nhiều protein chất lượng tốt, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, ổn định tinh thần căng thẳng cho bà bầu, hạn chế mệt mỏi, nôn mửa và tỳ vị hư yếu. Người ta thường nấu cháo cá diếc cùng các loại rau gia vị thơm ngon, dễ ăn và không ngán.
Quả me
Me là vị thuốc giúp giải nhiệt, chữa nôn nghén, tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Trái me có hạt được bao bọc bởi lớp thịt vị chua, ngọt giàu vitamin C, B tăng sức đề kháng.
Trong trái me có khoảng 14% tartaric axit và một số nhỏ malic axit giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai.
Ngoài ra, trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa. Cùng công dụng với me, còn có chanh, cam, quýt, bưởi, khế, sấu…
Để chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai, bạn có thể dùng 30g me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho 10gr đường trắng vào quấy đều, uống 3 lần trong ngày.
Mía
Mía là một thức ăn dân dã rất thông dụng với mỗi bà bầu, nó giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, điều hòa chức năng dạ dày, giảm ho… và chữa các chứng nôn ói, mệt mỏi khi ốm nghén. Hãy dùng một ít thân mía, rửa sạch, lóc bỏ vỏ ép lấy nước mía rồi cho vào một ít gừng tươi rồi uống.
Với các chị em bị phù nhẹ trong giai đoạn mang thai, dùng một ít thân mía rửa sạch, dóc bỏ vỏ đem nấu nước uống hằng ngày, có thể uống nhiều lần trong ngày.
Nước lọc
Nước có vai trò giảm ợ nóng và khó tiêu của thời kỳ nghén. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giảm táo bón, trĩ và phù nề.
Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1-2 ly nữa để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi. Bên cạnh đó bạn có thể uống nước trái cây, sữa, trà trái cây, bất cứ thứ gì mà dạ dày của bạn chấp nhận. Lưu ý hạn chế uống nước có đá viên; tránh nước có ga vì dễ đầy bụng.
Thực đơn hoàn hảo
- Sáng, ăn bánh quy trước khi xuống giường để chống choáng váng.
- Uống trà gừng, sữa nóng vào mỗi buổi sáng sớm kích thích cơ thể hoạt động.
- Bổ sung các món ăn giàu protein và tinh bột. Nên tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu, mỡ, cay nóng sẽ gây khó khăn trong quá trình tiêu hoá.
- Gần trưa ăn vặt các loại hoa quả chứa nhiều vitamin B và canxi như chuối, dưa chuột, táo… Bữa trưa nên tránh ăn những món ăn có chứa nhiều muối.
- Uống 1 cốc nước cam để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén và giúp thai phụ phòng được chứng cảm lạnh.
- Dùng 1 thìa dấm rượu táo và 1 thìa mật ong pha vào nước lạnh và để uống trước khi đi ngủ để điều hòa cơ thể, hạn chế cảm giác nôn.
Theo Suckhoegiadinh.com.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Chế độ dinh dưỡng giúp chống lại cơn ốm nghén (https://www.meo.vn/che-do-dinh-duong-giup-chong-lai-con-om-nghen.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.