Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Nhan Kiến Hùng, 20 tuổi, quê ở Trà Vinh được các bác sĩ xem là trường hợp mắc bệnh lý thành động mạch trên nền suy giảm miễn dịch hiếm thấy. Qua 4 lần phẫu thuật, động mạch chủ của anh hết phình chỗ này lại đến chỗ khác.
Bác sĩ Chu Trọng Hiệp, Giám đốc khối Phẫu thuật, Bệnh viện Tim Tâm Đức (TP HCM) – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, cho biết, trong hàng nghìn bệnh nhân tim mạch ông từng điều trị, đây là lần đầu tiên ông gặp một trường hợp bệnh lý thành động mạch phức tạp như thế.
Bà Từ Thị Mỹ Anh, mẹ của bệnh nhân cho biết, từ nhỏ đến lớn con trai của bà hoàn toàn khỏe mạnh. Đến tháng 6/2010, trong lần khám sức khỏe để làm hồ sơ du học, các bác sĩ phát hiện Hùng bị hở van động mạch chủ và phình động mạch chủ lên.
Cuối tháng 10/2010, tại Bệnh viện tim Tâm Đức, Hùng được các bác sĩ phẫu thuật. “Tưởng đã khỏi bệnh, nào ngờ 10 ngày sau con tôi bị nhiễm trùng vết mổ và từ đây, hiện tượng nhiễm trùng cứ tái đi tái lại khiến Hùng phải trải qua 3 lần phẫu thuật nữa mà vẫn chưa khỏi”, bà Anh cho biết.
Mọi phương pháp cứu chữa đều đã được thực hiện song thành động mạch chủ của bệnh nhân vẫn luôn phình to và chực vỡ. Ảnh: Trung Hào |
Theo hồ sơ bệnh án, lần xử trí nhiễm trùng đầu tiên kéo dài hơn một tháng vừa kết thúc thì đến tháng 12/2010, Hùng tiếp tục bị ho nhiều kèm trướng bụng. Nhập viện, bệnh nhân được xác định nhiễm trùng van tim phải mổ cấp cứu.
“Ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ đồng hồ kết thúc thì 4 ngày sau con tôi trở mệt rồi tim ngừng đập. Lần này, các bác sĩ đã phải kích điện tích cực Hùng mới qua cơn nguy kịch”, phụ huynh của bệnh nhân kể.
Ngày 23/3/2011, Hùng được xuất viện trong tình trạng khá ổn định. Anh trai của Hùng cho biết, tưởng bệnh em mình đã ổn thì bỗng dưng đến tháng 10, Hùng than mệt mỏi và đau lưng. Trở lại bệnh viện, siêu âm tim qua thực quản, các bác sĩ thấy van cơ học của Hùng bị sai vị trí và động mạch chủ phình to.
“Em trai tôi lại tiếp tục phải lên bàn mổ để được mở lồng ngực để chỉnh sửa, nhưng đây chưa phải là lần cuối cùng bởi chỉ 3 tuần sau, vết mổ lại tiếp tục phù to gây sốt cao. Nguyên nhân sau đó được xác định là do nhiễm trùng máu”, anh trai Hùng nói.
Theo các bác sĩ, ngoài việc nhiễm trùng, qua siêu âm còn phát hiện vết may giữa động mạch chủ với van tim bị rò khoảng 1,5 cm và tạo thành một túi phình chứa máu.
Ngày 23/4 vừa qua, để khắc phục tình trạng rò máu có thể gây vỡ động mạch chủ, bệnh nhân tiếp tục được phẫu thuật. Lần này, các bác sĩ dùng kỹ thuật bít dù để chặn chỗ rò rỉ máu. Tuy nhiên đến chiều 25/4, bệnh nhân tiếp tục lên cơn sốc.
“Gặp phái đoàn nước ngoài nào chúng tôi cũng đều mời đến để hội chẩn. Bệnh án cũng đã được gửi đến các bác sĩ tim mạch ở Mỹ, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Malaysia, Singapore, nhưng tất cả đều e ngại vì ca bệnh quá khó”, bác sĩ Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, ca bệnh phức tạp ở chỗ gần như các động mạch chủ của bệnh nhân đều có dấu hiệu giãn, phình. Thêm nữa, việc chữa trị càng khó khăn hơn khi bệnh nhân này mắc chứng suy giảm miễn dịch, là nguyên nhân khiến các vết mổ bị nhiễm trùng tạo thành các ổ mủ bên trong.
Cho biết tiên lượng diễn tiến sức khỏe của Hùng là rất khó nói, bác sĩ Hiệp cho hay hiện bệnh nhân vẫn đang điều trị kháng sinh và tiếp tục theo dõi.
(Theo Vnexpress)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Chàng thanh niên nguy kịch vì mắc bệnh tim hiếm gặp (https://www.meo.vn/chang-thanh-nien-nguy-kich-vi-mac-benh-tim-hiem-gap.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.