Chăm sóc bệnh nhân ung thư

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Đau đớn, suy kiệt là yếu tố khiến bệnh nhân ung thư khổ sở và có thể dẫn đến tử vong sớm... Vì vậy, việc chăm sóc giảm đau cho họ rất quan trọng.

Rời xa morphin

Hiểu rõ cơ chế gây đau ở bệnh nhân ung thư, khoa Ung bướu Bệnh viện 198, Bộ Công an (Hà Nội) đã ứng dụng phương pháp mới điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng giúp đẩy lui những cơn đau đớn ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Chúng tôi gặp bệnh nhân nam 76 tuổi đến từ Mông Cổ điều trị tại khoa. Bệnh nhân này có con rể làm việc tại Singapore, biết được phương pháp này đang ứng dụng tại Bệnh viện 198 tại VN nên đã liên hệ để đưa ông sang đây điều trị. Con gái của bệnh nhân là y tá cũng sang cùng chăm sóc cha. Ông nhập viện trong tình trạng đau đớn bởi ung thư xoang, khiến mặt, mắt bên trái sưng bầm nhức nhối. Sau mấy ngày điều trị, cơn đau của ông đã giảm rõ. Một cụ bà hơn 80 tuổi (ở Hà Nội) là bệnh nhân ung thư đại tràng cũng đang điều trị tại đây. Con gái của bà phấn khởi cho biết: "Sức khỏe mẹ tôi đã được cải thiện nhiều sau khi điều trị".

TS-BS Hoàng Xuân Ba, Giám đốc nghiên cứu miễn dịch Viện Nghiên cứu dị ứng Alameda California (Mỹ) - một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tại khoa Ung bướu Bệnh viện 198 cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nhập viện trong tình trạng đau đớn, suy kiệt, nhưng đã cải thiện rất rõ sau điều trị, cơn đau giảm hẳn, các viêm nhiễm lở loét được cải thiện rất nhiều, bệnh nhân tăng cân, tinh thần và thể trạng được nâng lên".

1/3 bệnh nhân ung thư bị đau trong thời gian bệnh. Bệnh tiến triển nặng, gây đau đớn nhiều nhất là ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân gây đau là do chính bệnh ung thư, do liên quan đến điều trị ung thư và các rối loạn bệnh đi kèm.

Khoa Ung bướu của bệnh viện từng tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn C, 45 tuổi (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị ung thư vùng hạ họng, đã điều trị xạ trị và hóa chất. Sau đó bệnh tái phát, di căn hạch mang tai, sưng tấy, lở loét. Vì hạch ở động mạch cảnh nên không thể phẫu thuật điều trị được, khối u gây đau đớn khủng khiếp khiến bệnh nhân phải tiêm tới 13 ống morphin/ngày. Nhưng sau đó, được điều trị với chăm sóc giảm nhẹ, ông không phải dùng morphin nữa.

Trị đau tận gốc, đẩy lui khối u

TS-BS Trần Quốc Hùng, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện 198 cho biết, mới đây nhất là trường hợp một giáo sư trong ngành y tế, 68 tuổi, bị ung thư dạ dày đã phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Sau đó khối u tiếp tục di căn sang gan, phổi. Bệnh nhân cũng đã qua điều trị truyền hóa chất, thể lực suy yếu, sút đến 27 kg, đi lại khó khăn, kèm theo bệnh tiểu đường. Sau khi điều trị theo phương pháp này, thể trạng đã được cải thiện rõ rệt, tăng cân, ăn ngủ tốt hơn.

Theo TS-BS Hoàng Xuân Ba, phương pháp chăm sóc giảm nhẹ là nhắm đến căn nguyên gốc gây đau ở bệnh nhân ung thư để triệt tiêu nó. Phương pháp này cũng áp dụng phác đồ điều trị nhằm giúp bệnh nhân chống đỡ tốt hơn với căn bệnh, kìm hãm sự phát triển của khối u. Nhờ đó, giúp giảm đau đớn cho người bệnh, giảm thấp lở loét, các viêm nhiễm và giúp cho tinh thần của bệnh nhân nâng lên. Phương pháp này là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu tại Mỹ, cho hiệu quả điều trị cao, ít tốn kém và đặc biệt là hầu như không có các tác dụng phụ vì không sử dụng hóa chất, tia xạ. Với mỗi loại ung thư và giai đoạn bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Chăm sóc bệnh nhân ung thư (https://www.meo.vn/cham-soc-benh-nhan-ung-thu.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *