Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Chịu khó đi chợ vào buổi trưa để được hàng rẻ, hạn chế mua sắm, bớt ngồi đồng cà phê là những cách nhiều người áp dụng hiện nay, khi giá xăng liên tiếp tăng khiến vật giá leo thang.
Cùng là công nhân ngành dệt may và cơ khí, mỗi tháng vợ chồng chị Bình, ngụ quận Tân Phú, chỉ thu nhập hơn 6 triệu đồng. Với đồng lương khiêm tốn, chị chia sẻ về việc liệu cơm gắp mắm: "Bình thường chúng tôi đã phải rất gói ghém, huống chi xăng lại tăng giá liên tục 2 tháng liền đã khiến nhiều chi phí bị đội lên. Vì thế cả nhà càng phải chi tiêu dè xẻn".
Chị Bình kể, trước đây tiền phòng trọ là một triệu đồng mỗi tháng nhưng sau khi xăng tăng giá hôm 7/3 và gần nhất là ngày 20/4, chị được thông báo khẩn bắt đầu từ tháng 5 trở đi tiền nhà nhích lên thành 1,2 triệu đồng. Chi phí thực phẩm cho cả nhà ba miệng ăn trong 30 ngày trung bình là 2 triệu đồng nay có nguy cơ đội thêm 200.000-300.000 đồng.
Chị liệt kê: dưa leo, cà chua tăng 2.000 đồng một kg, rau tăng 500-1.000 đồng một bó, thịt xay tăng 1.000 đồng một gr, cá tăng 3.000-5.000 đồng một kg. "Cộng thêm tiền học cho con 1 triệu đồng mỗi tháng nên quanh đi quẩn lại quỹ dự phòng cho gia đình ngày càng vơi dần", chị tặc lưỡi.
Thực phẩm là nhóm hàng hóa bị ảnh hưởng trực tiếp khi xăng tăng giá trong tháng 3,4. Ảnh: Hà Thanh |
Để quản chặt chi tiêu, bà nội trợ này chọn cách đi phiên chợ trưa để mua được thực phẩm rẻ. Chị tiết lộ, từ đợt xăng tăng giá hồi tháng trước (7/3), chị đã bỏ hẳn thói quen đi chợ buổi sáng. Theo chị Bình, chịu khó bớt thời gian nghỉ giữa ngày đội nắng đi chợ buổi trưa là một cách tiết kiệm hiệu quả. Bởi lẽ mọi hàng hóa còn thừa sau 12h trưa đều rẻ hơn sáng sớm. Song được cái nọ lại mất cái kia, hàng rẻ nhưng không tươi ngon và cũng chẳng có nhiều sự lựa chọn. "Mình khó khăn mới phải thế, còn biết làm sao bây giờ", giọng chị buồn so.
Để đối phó với nguy cơ lủng túi thời hậu xăng tăng giá, chị Bích Trâm, nhân viên kinh doanh và chứng từ một công ty xuất nhập khẩu quận Bình Thạnh lên kế hoạch chi tiêu cặn kẽ hơn. Cô kể, đổ đầy bình xăng cho chiếc xe số giờ gần 80.000 đồng, tăng khoảng 10.000 đồng so với cách đây 2 tháng.
Công việc gặp gỡ khách hàng buộc cô phải chi phí nhiều cho xăng xe, thậm chí gặp khách ở Bình Dương, Đồng Nai và về trong ngày. Thế nhưng, khoản trợ cấp đi lại và ăn trưa của công ty từ 2 năm nay vẫn không thay đổi, 600.000 đồng một tháng, trong khi giá xăng đã tăng 2 lần từ tháng 3 đến nay.
"Với mức lương 5 triệu đồng một tháng, tôi buộc phải cân nhắc kỹ hơn trong chi tiêu hàng ngày. Giảm mua sắm, hạn chế tụ tập bạn bè, bỏ hẳn thói quen đi xem phim, picnic hay ngồi đồng ở những quán cà phê dịp cuối tuần", nhân viên này bộc bạch.
Hàng hóa đang được điều chỉnh đắt hơn sau khi xăng tăng giá. Ảnh: Hà Thanh |
Không chỉ có công nhân, người làm thuê thấp thỏm lo hầu bao cạn kiệt, đến cả người buôn bán nhỏ cũng mệt nhoài vì giá cả đang nhích dần lên sau khi xăng tăng giá. Chị Hằng, chủ tiệm cơm trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, cho hay, một tuần nay, một số thực phẩm đã điều chỉnh tăng giá. Mức tăng ít cũng 500-1.000 đồng, có loại nhích thêm vài nghìn đồng. "Tiểu thương bảo xăng dầu tăng, phí chuyển hàng từ chợ đầu mối về chợ lẻ cũng đội lên nên nâng giá bán một chút", chị nói.
Bà chủ tiệm cơm cho hay, hàng cơm mọc nhan nhản khắp nơi, cạnh tranh gay gắt nên nếu tăng giá sẽ khó giữ chân khách. "Tôi tận dụng người nhà để phụ quán, chứ không dám thuê thêm. Các thành viên trong gia đình chia nhau lấy hàng, thay vì thuê xe bên ngoài như trước, để giảm bớt chi phí", chị Hằng tâm sự.
Với nhiều tiểu thương, tình hình kinh tế khó khăn vốn đã khiến việc bán buôn ế ẩm. Vì vậy, bản thân họ cũng chấp nhận chịu thiệt hoặc lời ít đi để chứ không mạnh tay tăng giá quá nhiều.
Chị Trâm, tiểu thương chợ Thái Bình, quận 1, tính toán, 4h sáng, chị đến chợ đầu mối Hóc Môn, quận 12 lấy hàng. Quãng đường ra chợ hơn 20 km, cả đi lẫn về tốn hơn 1 lít xăng. Từ 7/3 đến nay, giá xăng tăng thêm 3.000 đồng một lít so với trước. Như vậy, hiện mỗi tháng chị phải bù thêm khoảng 100.000 đồng để đi lấy hàng. Tuy nhiên, hiện chợ ế, sức mua kém kể cả thứ bảy, chủ nhật nên nếu phản ánh hết các chi phí này vào giá sẽ rất khó bán.
"Tôi chịu lời ít đi để bán được số lượng khá bù qua. Ngoài ra, thay vì đi 2 chuyến xe máy như trước, tôi chất hàng gọn hơn, chỉ đi một xe để tiết kiệm bớt chi phí", chị chia sẻ.
(Theo Vnexpress)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Câu chuyện cuộc sống hậu tăng giá xăng (https://www.meo.vn/cau-chuyen-cuoc-song-hau-tang-gia-xang.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.