Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Em sinh năm 1979, cùng tuổi với ông xã. Chúng em cưới nhau được một năm nhưng chưa có con. Em có đi kiểm tra, ông xã có làm biểu đồ phân tích tinh dịch và họ cho em kết quả nhưng không giải thích gì nhiều. Em xin hỏi khả năng có con là bao nhiêu? Có phải uống thuốc gì không? Nếu phải uống thuốc thì dùng thuốc gì?
Có cần làm xét nghiệm hay kiểm tra gì thêm không? Ông xã em bị sốt bại liệt năm 3 tuổi và bị teo một bên chân trái nhưng đi đứng hoạt động bình thường. Bác sĩ bảo theo căn cứ của biểu đồ phân tích tinh dịch thì vẫn có khả năng có con - vậy có đúng không? (kèm theo kết quả phân tích tinh dịch)
(U.C.)
-Trả lời của Phòng mạch online:
Chào bạn,
Ông xã bạn bị sốt bại liệt năm 3 tuổi và có bị teo bên chân trái nhưng đi đứng hoạt động bình thường, điều này không ảnh hưởng gì đến khả năng có con và tinh trùng.
Một cặp vợ chồng quan hệ bình thường không dùng phương pháp ngừa thai nào, tỉ lệ có thai sau một tháng là 30%, sau sáu tháng là 75%, và sau một năm là 90%. Nếu sau một năm mà người vợ vẫn chưa có thai thì gọi là hiếm muộn, lúc đó nên bắt đầu khám và xét nghiệm để tìm nguyên nhân chậm có thai. Hai bạn cưới nhau một năm mà chưa có thai thì đi khám là đúng rồi.
Theo kết quả tinh dịch đồ bạn cung cấp, ông xã bạn có thể tích tinh dịch bình thường: kết quả là 5ml (trị số của người bình thường là bằng hoặc hơn 2ml), số lượng tinh trùng bình thường: kết quả là 32 triệu/ml (trị số của người bình thường là bằng hoặc hơn 20 triệu/ml). Nhưng theo kết quả này còn cho thấy hiện tượng tinh trùng yếu: kết quả tinh trùng di chuyển tiến tới nhanh A + tinh trùng di chuyển tiến tới chậm B là 11%+18%= 29% (trị số của người bình thường là A+B bằng hoặc hơn 50%) và tinh trùng dị dạng: kết quả tinh trùng có hình dạng bình thường là 6% (trị số của người bình thường là bằng hoặc hơn 30%).
Vậy tóm lại, kết quả tinh dịch đồ của ông xã bạn lần này cho thấy số lượng tinh trùng bình thường, nhưng chất lượng tinh trùng yếu.
Tuy nhiên, với kết quả tinh dịch đồ như vậy, một số người vẫn có thể có con nếu khả năng thụ thai của người vợ tốt. Vì vậy chính bạn cũng cần đi khám để đánh giá. Nguyên nhân vô sinh có thể do vợ, chồng hoặc do cả hai. Nói chung, khoảng 40% nguyên nhân vô sinh do vợ, 40% nguyên nhân vô sinh do chồng, 10% do cả hai và 10% không tìm thấy nguyên nhân.
Nếu bạn đã đi khám và được chẩn đoán khả năng sinh sản bình thường (có rụng trứng đều, nội tiết, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung bình thường), lúc đó mới nghĩ nguyên nhân hai bạn chưa có con là do tinh trùng người chồng yếu.
Ngoài ra, có những điều cần lưu ý bạn như sau:
+ Khi tinh dịch đồ có bất thường, nên thực hiện lại ít nhất 2-3 lần để đánh giá, kiểm tra và so sánh. Vì có thể lần thứ 2 thử kết quả sẽ khác lần đầu, có thể là kết quả bình thường. Không nên kết luận chỉ dựa vào kết quả của một lần thử tinh dịch đồ duy nhất.
+ Cách thức lấy tinh dịch phải đúng, thời gian kiêng giao hợp trước khi lấy tinh dịch là 3-5 ngày và thời điểm phân tích mẫu thử phải khoảng trước một giờ sau khi lấy mẫu.
+ Nên thử tinh dịch đồ ở những cơ sở tin cậy, vì hiện nay rất nhiều phòng xét nghiệm có thử tinh dịch đồ nhưng kết quả rất khác nhau.
+ Nếu lần thử thứ hai kết quả tinh dịch đồ của chồng bạn không khá hơn thì mới kết luận là tinh trùng yếu.
Có nhiều nguyên nhân gây tinh trùng yếu ở nam giới. Điều trị tùy theo nguyên nhân và có nhiều bước từ thay đổi lối sống (bỏ rượu, bỏ thuốc lá, không mặc quần lót quá chật, không tắm nước nóng thường xuyên…), dùng thuốc hỗ trợ tinh trùng (điều tri nội khoa: bổ sung các loại vitamin, kẽm, nội tiết tố…) đến phẫu thuật (can thiệp ngoại khoa) như trong trường hợp nguyên nhân do dãn tĩnh mạch thừng tinh.
Trường hợp như bạn kể 'bác sĩ chỉ trả lời qua loa rồi bảo phải uống thuốc', theo chúng tôi nghĩ có thể là bác sĩ đó cho thuốc điều trị hỗ trợ tinh trùng trước rồi khi tái khám sẽ kiểm tra lại tinh dịch đồ lần hai.
Chúng tôi nghĩ chồng bạn nên đi khám nam khoa để được hướng dẫn thử lại tinh dịch đồ lần thứ hai nhằm kiểm tra và so sánh với kết quả lần đầu, đồng thời bác sĩ nam khoa sẽ khám để tìm có nguyên nhân gì gây ra tinh trùng yếu hay không và hướng dẫn cách điều trị cụ thể.
Phòng khám nam khoa Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Cần thử tinh dịch đồ hai lần (https://www.meo.vn/can-thu-tinh-dich-do-hai-lan.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.