Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Thai kỳ mang đến cho bạn một em bé (tất nhiên!) và một loạt các thay đổi trên cơ thể và trong cuộc sống – phần lớn là đáng yêu, một số khá đáng ghét, nhưng đa số chỉ là tạm thời mà thôi. Nếu bạn thấy mình quá xinh đẹp và hạnh phúc trong thai kỳ, bạn quả là một bà mẹ may mắn! Nhưng nếu thấy hình như mình hơi bị “xấu đi”, bạn cũng đừng buồn lo làm gì vì đã có những giải pháp đơn giản cho những vấn đề sắc đẹp đó.
Rạn da
Rạn da luôn là vấn đề đe doạ nhan sắc hàng đầu đối với các bà mẹ mang thai. Trong khi có hàng tá các loại kem, dầu và và sữa dưỡng da được quảng cáo là giảm thiểu các vết rạn da thường thấy trên bụng, mông, hông, đùi và ngực của các bà bầu, chẳng có bằng chứng nào cho thấy chúng thực sự có tác dụng. Giải pháp hiệu quả tốt nhất và duy nhất là hãy duy trì tốc độ tăng cân chậm và vừa phải, uống đủ nước và ăn uống lành mạnh. Với phần lớn các bà mẹ, các vết rạn sẽ mờ đi (nhưng không biến mất hẳn) trong khoảng từ 6-12 tháng sau sinh. Nếu chúng không mờ đi – và bạn không thể chấp nhận được chúng, đây mới là lúc bạn cần can thiệp bằng các liệu pháp da liễu.
Rất nhiều loại kem được quảng cáo chống rạn da cho bà bầu, nhưng tốt nhất bạn nên giữ chế độ ăn lành mạnh và uống đủ nước. Ảnh: Corbis.
Nổi gân xanh ở chân
Bạn bỗng phát hiện những lằn gân máu xanh nổi rõ chân cẳng chân mình? Gân máu nổi rõ còn có thể gây đau và mất thẩm mỹ đáng kể. Để ngăn ngừa và giảm thiểu chúng, hãy bảo đảm rằng bạn duy trì tập luyện thể dục thường xuyên, giữ cân nặng tăng trong mức tối ưu, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu gân máu đã xuất hiện, hãy sử dụng loại vớ (tất) nén đặc trị giúp tăng lưu thông máu. Nếu bạn đang tìm cách che giấu “mạng nhện” trên chân mình nhưng vẫn muốn thoáng mát trong mùa hè nóng bức, hãy diện những chiếc đầm maxi dài – vừa thoải mái với chiếc bụng bầu của bạn, vừa che chân mà lại rất thời trang. Ngoài ra, hãy trưng dụng những chiếc quần dài với ống loe rộng mềm mại thay vì quần ôm để dễ chịu hơn và tránh làm tình hình thêm tệ hơn. Tin vui là tình trạng nổi gân chằng chịt này thường sẽ được cải thiện sau khi sinh vài tháng. Nếu chúng không đỡ hơn và bạn thực sự phiền muộn về chúng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị tích cực.
Nám thai kỳ
Nám thai kỳ là tình trạng da xuất hiện những mảng tối màu thường có hình dáng chiếc mặt nạ và tập trung ở mặt – nên có tên gọi khác là “mặt nạ thai kỳ”, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện ở những vùng da khác trên cơ thể. Các vết sắc tố da đậm màu thường sẽ tự biến mất vài tháng sau sinh, nhưng bạn vẫn có cách để phòng ngừa chúng hình thành. Hãy sử dụng kem chống nắng có độ SPF từ 30 trở lên mỗi ngày trong suốt thai kỳ, thoa bổ sung khi ra nắng và tránh ở lâu ngoài trời trong giờ nắng (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều).
Luôn che chắn, dùng kem chống nắng và tránh ra ngoài vào giờ nắng để ngăn hình thành nám thai kỳ mẹ nhé! Ảnh: Corbis.
Mụn trứng cá
Có phải mụn trứng cá đang phá bĩnh hành trình toả sáng của bạn trong thai kỳ? Dù không có cách nào để ngăn ngừa trước được mụn trứng cá do sự thay đổi nội tiết (gây tăng sản bã nhờn), có vài cách đơn giản để giúp “xử lý” những cái mụn trứng cá đáng ghét. Hãy rửa mặt (đặc biệt là những vùng da bị mụn) hàng ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ, thấm khô (thay vì lau), dùng kem dưỡng không chứa dầu và mua các loại mỹ phẩm trang điểm hoặc các sản phẩm chăm sóc da không làm bí lỗ chân lông.
Da khô và ngứa
Với sự thay đổi nội tiết – chưa kể đến sự kéo căng da, da khô, ngứa và thậm chí là bong tróc là một trong những nỗi phiền muộn khá phổ biến của thai phụ. Ngoài ra, nếu bạn vốn mắc các bệnh về da như chàm, bạn có thể thấy chúng diễn biến tệ hơn trong thai kỳ. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm da có thể giúp bạn đỡ khó chịu hơn.
Lưới tĩnh mạch
Đây là người anh em nhỏ hơn của suy tĩnh mạch (nổi gân máu), thường xuất hiện trong thai kỳ với hình dáng toả ra như mạng nhện. Lưới tĩnh mạch thường biến mất sau sinh – và cũng không gây phiền toái gì, một số phụ nữ chọn cách che giấu chúng bằng những sản phẩm che phủ dùng cho chân hoặc kem che khuyết điểm. Nhưng trước khi bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, hãy kiểm tra kỹ xem chúng có an toàn khi dùng trong thai kỳ hay không.
Cũng như với tình trạng nổi gân máu ở chân, những chiếc đầm maxi thời trang sẽ giúp mẹ sành điệu và tự tin hơn. Ảnh: Inmagine.
Lằn bụng
Trong thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy trên bụng mình xuất hiện một lằn tối màu chạy từ rốn đến xương mu. Lằn tối này thực ra luôn hiện diện ở đó nhưng không đủ nổi bật để bạn để ý đến, cho đến khi bạn mang thai, nó có thể trở nên sẫm màu hơn do cơ thể bạn tăng sản xuất hắc tố melanin. Nếu lằn tối này làm phiền bạn, tất cả những gì bạn phải làm chỉ là chờ đợi thôi. Lằn tối này sẽ mờ dần và trở lại màu tự nhiên của nó như trước lúc bạn mang thai.
Lông cơ thể
Bạn phát hiện những sợi lông đang mọc lung tung sai chỗ? Lông mọc nhiều hơn khi mang thai là hết sức bình thường và thường là tạm thời. Để ngăn “rừng rậm” phát triển, bạn có thể wax an toàn, nhổ hoặc cạo chúng đi. Với các loại thuốc tẩy hoặc làm rụng lông, tốt hơn bạn nên đợi sau khi sinh và sau khi cai sữa cho con hãy áp dụng – và có khi đến lúc ấy tình hình lông lá của bạn cũng đã trở lại bình thường rồi.
Thèm sắm sửa đồ bầu
Ở tháng thứ 8 của thai kỳ, có thể bạn sẽ có thôi thúc đi sắm một loạt quần áo bầu mới vì bạn đã quá chán nản với mấy món đồ bầu mà bạn đã mặc suốt cả nửa năm qua. Đúng là mặc đi mặc lại một bộ đồ thì nhàm chán và đơn điệu thật, nhưng chắc bạn cũng không muốn tốn cả đống tiền cho vài bộ đồ mà bạn chỉ mặc trong 1-2 tháng nữa đâu. Vậy làm thế nào đây? Bạn quên mất nhiệm vụ của các món phụ kiện rồi ư? Hãy chọn một đôi giày dễ thương, một chiếc khăn choàng sáng màu hay dây chuyền vui mắt để biến tấu cho chiếc váy bầu đơn giản của mình. Và, tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiếp những phụ kiện này sau khi sinh xong.
Tóc và móng
Luộn nhớ mang găng tay khi làm việc nhà để bảo vệ móng tay đang yếu hơn mọi khi của mình mẹ nhé! Ảnh: Corbis.
Bạn chắc có nghe đâu đó rằng khi mang thai tóc và móng tay sẽ chắc khoẻ hơn, nhưng thực tế móng tay của bạn lại dễ gãy hơn còn tóc tai thì đúng là thảm hoạ? Trong khi một số phụ nữ mang thai thực sự có được mái tóc đẹp và móng tay khoẻ, một số khác lại nhận ra rằng chất tóc và móng tay của họ thay đổi theo hướng tệ hơn. Với mái tóc – dù cho chúng trở nên nhờn hơn, khô hay xoăn – hãy sử dụng loại dầu gội, xả và tạo kiểu có chất lượng tốt. Với móng tay, bạn có thể dưỡng móng với dầu dừa hoặc jojoba, và nhớ bảo vệ móng bằng cách mang găng tay khi làm việc nhà.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Cải thiện các vấn đề ngoại hình trong thai kỳ (https://www.meo.vn/cai-thien-cac-van-de-ngoai-hinh-trong-thai-ky.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.