Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Bạn vừa nói chuyện với đồng nghiệp, sếp hoặc nghe điện thoại, nhưng chỉ sau đó ít phút thông tin đã bay sạch khỏi đầu! Thực ra, người ta chỉ nhớ được trung bình 50% trong khoảng 24 giờ, ngoài thời gian đó chỉ còn nhớ ít hơn 15%...
Song, nhờ vào các kỹ thuật đơn giản sau mà bạn có thể nhớ lại mọi chuyện khi đã nghe:
Hình thành bức tranh:
Cớ phải người bạn đang kể cho bạn nghe một câu chuyện? Có phải sếp đang bảo bạn làm việc gì đó? Khách hàng đề nghị bạn một yêu cầu? Hãy hình dung trong đầu thành một bức tranh. Tiến sĩ tâm lý Thomass Spencer giảng giải rằng: 'Hầu hết mọi người quen với trực quan hơn là trừu tượng, vì vậy thật dễ dàng nhớ lại những gì mình thấy trong đầu hơn là thoáng qua tai'.
Thực tế, tưởng tượng ra tình huống, hình dung ra kiểu mà khách hàng muốn, hay tạo ra hình ảnh bạn đang đi vào căn nhà mà cô bạn đã kể cho bạn nghe - Điều này sẽ gia tăng trí nhớ đến 80% sự việc đó.
Tự bảo mình nên nhớ:
Lúc đó bạn tự nhủ mình phải nhớ phần chính của cuộc đối thoại và tập trung vào nó. Điều này sẽ tăng gấp đôi trí nhớ của bạn! Tại sao vậy? Tiến sĩ Spencer giải thích: 'Chúng ta chỉ nên nhớ những gì cần nhớ. Bộ não chúng ta là một bộ lọc, nó sẽ lược bỏ những thông tin mà nó cho là không quan trọng. Nó như là bộ máy vi tính, nếu chứa ít thông tin thì sẽ xuất nhanh hơn, không bị lẫn lộn và giữ được lâu hơn. Phương pháp này có thể nhớ được 90% chủ đề chính.
Hãy nhìn thẳng vào mắt họ:
Chúng ta đã được chỉ dẫn rằng, khi nói chuyện hãy nhìn thẳng vào người đang đối thoại với mình để thể hiện sự trung thực, tôn trọng họ và cũng tạo được sự chú ý cho chính mình. Nhờ vậy giúp bạn gạt bỏ sự xao lãng, nghe và hiểu dễ dàng hơn. Nó giúp cho bạn nhớ đến 90% câu chuyện.
Phân thành số thứ tự: Khi phải thực hiện một loạt vấn đề, hãy phân chia chúng thành các số. Ví dụ: cấp trên (hoặc khách hàng) đề nghị bạn 5 công việc, bạn hãy chia chúng thành 5 số, như số 1 là việc..., số 2 là.... Đến khi thực hiện, nếu mới làm được 3, bạn sẽ thấy còn thiếu 2 việc. Phương pháp này sẽ giúp bạn nhớ được trên 90%.
Phương pháp ghi chép:
Nếu bận rộn nhiều việc và hay quên thì chỉ có cách ghi chép là an toàn nhất. Ghi từng công việc cụ thể ra giấy, thời gian thực hiện, ở đâu, việc nào quan trọng được ưu tiên trước... Như thế bạn sẽ nhớ được gần như 100% (chỉ phần được ghi chép thôi).
Muốn làm cho người khác nhớ những gì bạn nói:
Người ta thường hay quên một số vấn đề, nếu họ quên những việc của bạn, thì chính bạn là người thiệt thòi. Vậy làm cách nào để người khác nhớ những gì bạn nói? Hãy nhìn vào mắt họ và xưng tên của họ trong suốt cuộc nói chuyện. Chuyên gia tâm lý Don Gabor đã khuyên chúng ta như vậy, ông tiếp: 'Con người rất nhạy cảm và tiếp thu rất nhanh khi nghe tên mình'. Vì vậy khi bạn luôn gọi tên họ thì sẽ có khả năng tạo cho người nghe nhớ hết những gì mình nói.
Khoa học và Đời sống (theo Femme Actuelle
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Cách trị bệnh hay quên (https://www.meo.vn/cach-tri-benh-hay-quen.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.