Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Bệnh giun đũa rất hay gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ sống ở nơi không đảm bảo vệ sinh; trẻ thường xuyên tiếp xúc với đất bẩn hoặc có thói quen uống nước lã. Thông qua một số dấu hiệu trên mắt dưới đây, phụ huynh có thể chẩn đoán việc trẻ có mắc bệnh giun đũa hay không.
Theo các chuyên gia, khi uống nước lã hoặc ăn phải thức ăn chưa được nấu chín hay rửa chưa rửa sạch rất dễ nhiễm trứng giun. Trong ruột non, trứng nở ra các ấu trùng chuyển động, xâm nhập thành ruột và di chuyển tới tim.
Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành phế nang và di trú ngược theo hệ thống phế quản lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non. Có khi ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tuỷ sống… gây các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này.
Khi nhiễm giun nặng, có các triệu chứng kiểu loét dạ dày tá tràng hoặc cảm giác khó chịu trước hoặc sau bữa ăn ở bụng. Người nhiễm giun có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng.
Nhiều khi giun chui vào ống mật chủ, ống tuỵ, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tuỵ… Trường hợp nhiễm giun rất nặng, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột.
Giun chui lên mắt. Ảnh cắt từ video
Thực tế, ThS.BS. Nguyễn Duy Bích (Khoa Mắt, Bệnh viện E) cho biết, năm 2013, tại bệnh viện đã từng tiếp nhận và điều trị cho một bé gái 13 tuổi bị nhiễm giun trong mắt . Ban đầu, con giun ở trong dịch kính, võng mạc. Việc lấy giun ra khỏi mắt cháu bé hết sức khó khăn vì có khả năng ảnh hưởng nhiều đến mắt cháu gái. Tuy nhiên, sau đó, giun chui ra bên ngoài tiền phòng, do vậy, các bác sĩ đã tiến hành lấy giun ra khỏi mắt cháu bé dễ dàng hơn.
Theo phân tích trong cuốn “Hỏi – đáp các bệnh về mắt” (Nhà xuất bản Y học), bệnh giun đũa có những dấu hiệu ở mắt như sau:
– Người bệnh nhìn màu vàng, sợ ánh sáng, có thể mù đột ngột
– Viền sẫm quanh mi, phù tái phát, viêm da mi dạng chàm
– Co thắt mi, lác đồng hành hoặc lác liệt
– Co thắt điều tiết, giãn đồng tử (con ngươi)
– Viêm kết mạc bọng, khô mắt, có thể có ký sinh trùng chưa trưởng thành trong túi cùng kết mạc
– Viêm mống mắt thể mi cấp: đau nhức ở mắt, hay chảy nước mắt; mắt đỏ, thường đỏ nhiều quanh lòng đen; đồng tử không tròn và thường nhỏ lại
– Có thể thấy ký sinh trùng màu trắng sáng, dài khoảng 3mm ở tiền phòng
– Xuất hiện võng mạc tái phát ở đáy mắt, viêm quanh tĩnh mạch võng mạc
– Có thể có u hạt hoặc phù ở hậu cực
– Ngoài ra, bệnh giun đũa còn có dấu hiệu toàn thân như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh; xét nghiệm thấy có trứng giun trong phân.
Các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp điều trị duy nhất đối với bệnh giun đũa là tẩy giun. Theo đó, nhiều trường hợp bị viêm thị thần kinh sau nhãn cầu do giun, sau khi tẩy giun xong, thị lực lên đến 10/10
Để phòng ngừa mắc bệnh giun đũa, cần tuân thủ việc ăn chín uống sôi. Tốt nhất là không ăn rau sống, không uống nước lã; không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh.
Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống. Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.
Theo Mai Thùy/Giadinh.net.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Cách nhìn mắt nhận biết trẻ bị nhiễm giun đũa (https://www.meo.vn/cach-nhin-mat-nhan-biet-tre-bi-nhiem-giun-dua.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.