Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi con đã lớn mà vẫn còn đái dầm. Vậy đái dầm có phải bệnh hay không và cách chữa trị như thế nào?
Tiến sĩ Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng Khoa Thận – Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, đái dầm là tình trạng rỉ nước tiểu không kiểm soát, xảy ra trong lúc ngủ. Trong quá trình phát triển của mình, đứa trẻ sẽ dần dần nhận biết rằng chúng có thể kiểm soát được việc tiểu tiện ở lứa tuổi lên 4 – 5, thế nhưng có khoảng 20% trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và 10% trẻ dưới 10 tuổi lại mắc chứng đái dầm. Khi cơ bàng quang giãn ra, thay vì tự thức dậy để đi tiểu thì những trẻ này vẫn tiếp tục ngủ, và thế là giấc ngủ của trẻ sẽ trở nên ẩm ướt vì sự tiểu tiện mất kiểm soát.
Ngoài một số bệnh lý gây đái dầm như nhiễm trùng tiểu, tiểu đường – thường kèm theo một số triệu chứng khác – thì đái dầm đơn thuần không phải là bệnh lý. Tác hại thường thấy nhất của chứng đái dầm là làm trẻ khó chịu khi ngủ và gây ra chứng stress (sang chấn tâm lý) ở trẻ lớn. Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và không dám tham gia vào các hoạt động tập thể, những trẻ học bán trú phải ngủ lại trường sẽ có tâm lý sợ đến trường, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Nếu trước đó trẻ không đái dầm nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện dấu hiệu này thì nhiều khả năng trẻ đang bị căng thẳng. Đái dầm có thể xuất hiện khi trẻ bị các chấn động tâm lý như ba mẹ ly hôn, có người thân qua đời hay mẹ sinh em bé. Trong những tình huống này, cha mẹ nên giúp nâng đỗ tinh thần trẻ và khuyến khích bé nói ra nỗi lo sợ của mình.
Đái dầm khiến trẻ khó chịu và dễ gây sang chấn tâm lý.
Biện pháp chữa trị
Nếu bé dưới 5 tuổi, thì không cần phải làm gì. Không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ. Không bao giờ la mắng, phê phán hay trừng phạt khi trẻ đái dầm. Khuyến khích trẻ cùng dọn dẹp chăn đệm khi thức dậy để tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm. Khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm.Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ. Hạn chế uống nước trước khi ngủ. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ.
Một số bệnh dễ nhầm với đái dầm
Nếu nếu bé cứ tiểu thoải mái, không biết nín ngay cả khi còn thức thì đấy không phải là đái dầm mà là tiểu không kiểm soát. Đây là một căn bệnh bàng quang thần kinh, cần được khám để điều trị thích hợp.
Nếu quần bé luôn ẩm ẩm, khai khai nhưng bé vẫn đi tiểu bình thường, vẫn biết nín tiểu, không để nước tiểu xè ra ào ào khi ngủ thì đó là bệnh rò nước tiểu bẩm sinh. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở bé gái, thường do 2 thận của bé ở cùng bên, một trên, một dưới. Nước tiểu từ thận trên theo ống dẫn nước tiểu không chảy xuống hết bàng quang mà lại đi thẳng ra cửa mình. Bé cần được phẫu thuật để ống nước tiểu lạc chỗ này được “tập kết” về bàng quang.
(Theo VnMedia)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Cách chữa trị bệnh đái dầm ở trẻ (https://www.meo.vn/cach-chua-tri-benh-dai-dam-o-tre.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.