Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Khi chào đón một “thiên thần nhỏ”, bên cạnh niềm hạnh phúc, bạn cũng phải đối mặt với rất nhiều lo toan. Nuôi trẻ mau lớn, khỏe mạnh và phát triển toàn diện là niềm mơ ước không chỉ của các bậc cha mẹ mà của cả xã hội. Làm cách nào để bạn nhận biết con mình đang phát triển toàn diện?
Theo dõi quá trình phát triển của trẻ
Quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ được đánh giá bằng sự tăng trưởng của cân nặng, chiều cao, vòng đầu, chu vi vòng cánh tay, vòng ngực, bụng, eo, mông, các mốc phát triển về tâm thần, vận động, các giác quan, chỉ số thông minh…
Các bậc cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con mình dựa vào những bảng thống kê các chỉ số phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao, chỉ số đánh giá suy dinh dưỡng hay dư cân béo phì của trẻ em theo từng độ tuổi và giới tính.
Quá trình phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ diễn ra như thế nào là bình thường?
Trong năm đầu tiên, cân nặng tăng rất nhanh. Lúc 5-6 tháng, cân nặng tăng gấp đôi và một năm tăng gấp 3 lần lúc sinh khoảng 9kg. Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng tăng trung bình khoảng 1kg; 3 tháng kế mỗi tháng tăng khoảng 750g, quý kế tiếp mỗi tháng trẻ tăng trung bình 500g, trẻ 10-12 tháng tăng khoảng 300g/ tháng, sau đó mỗi tháng tăng 200g. Cân nặng của trẻ 2 tuổi khoảng 12kg. Từ năm thứ hai trở đi, trung bình trẻ tăng thêm 2kg/ năm. Đến 6 tuổi mà trẻ đạt 20kg là chuẩn. Cân nặng phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng, do đó cách tốt nhất để đánh giá sự tăng trưởng của trẻ là theo dõi cân nặng liên tục hằng tháng, hằng năm, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi. Nếu thấy cân nặng của trẻ ở tháng sau, hay ở lần cân sau không tăng hơn hoặc sút cân hơn so với cân nặng tháng trước là trẻ bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và tư vấn xử trí kịp thời.
Chiều cao của trẻ cũng tăng rất nhanh theo cân nặng. Thường cân nặng phát triển tốt thì chiều cao cũng tăng tốt. Trẻ mới sinh nặng khoảng 3kg, cao trung bình 50cm, 1 tuổi 75cm, 2 tuổi 85cm, 3 tuổi 93cm, 4 tuổi cao 1m. Có thể ước đoán chiều cao của một người lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 2 tuổi nhân với 2.
Chẳng hạn, lúc 2 tuổi trẻ cao 85cm thì sau khi trưởng thành chiều cao sẽ khoảng 1m7 nếu trẻ được chăm sóc tốt trong tất cả giai đoạn phát triển.
Quá trình mọc răng của trẻ
Răng sữa mọc khác nhau về thời gian tuỳ theo từng trẻ, có trẻ sinh ra đã mọc răng nhưng ngược lại có những trẻ mọc răng đầu tiên vào khoảng 13-14 tháng.
Như vậy không thể dựa vào số những răng đã mọc để đánh giá sự phát triển thể chất ở trẻ em. Bình thường những răng sữa mọc theo thời gian như sau:
* 6 tháng: Mọc răng cửa giữa dưới
* 7 tháng: Răng cửa bên, dưới
* 7.5 tháng: Răng cửa giữa trên
* 9 tháng: Răng cửa bên, trên
* 12 tháng: Răng hàm nhỏ, dưới
* 14 tháng: Răng hàm nhỏ trên
* 16 tháng: Răng nanh dưới
* 18 tháng: Răng nanh trên
* 20 tháng: Răng hàm số 2 dưới
Sau đó vào khoảng 6 tuổi thì các răng sữa dần dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Tập cho bé đi lại và giao tiếp từ giai đoạn nào?
Tập cho trẻ biết đi là dựa vào khả năng trưởng thành về vận động của trẻ. Không nên bồng bế nhiều mà nên để cho trẻ tự tập lật, bò, trườn, ngồi, vịn đi theo sức của trẻ… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: nên cho trẻ vận động trên mặt phẳng tương đối vững để trẻ tỳ tay chống chân nhưng không quá cứng gây nguy hiểm nếu trẻ té ngã đập đầu xuống đất. Có thể trải miếng nệm mỏng hay chiếu dày trên nền nhà rộng là tốt nhất. Trên giường cao có thể té, nệm dày quá lún hay nệm nhún lò xo thì trẻ không vịnh chắc được. Lứa tuổi trung bình có thể cho bé ngồi vào xe tập đi là 9 tháng tuổi.
Khả năng giao tiếp (hóng chuyện) của trẻ có từ những tháng đầu đời. Nếu ta nói chuyện nhiều với trẻ, cho trẻ sống trong môi trường không quá vắng vẻ, ít người thì khả năng nói chuyện của trẻ sẽ được tập luyện tốt. Lưu ý là tai trẻ phải nghe được và cơ quan phát âm của trẻ bình thường thì trẻ mới nói được.
Ngoài ra, để giúp trẻ thông minh, cao lớn và khoẻ mạnh hơn thì khi trẻ trên 1 tuổi, các bậc phụ huynh có thể tìm mua tại các nhà thuốc các loại sản phẩm giúp tăng cường chức năng này ở trẻ.
Sản phẩm nổi bật:
Sirô Ăn ngon Hoa Thiên của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú hiện đang là nhãn hàng được nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn để chăm sóc tốt hơn cho con yêu của mình. Sản phẩm bổ sung được những thiếu hụt về dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, năng nặng và trí tuệ.
Với Siro Ăn ngon Hoa Thiên, chỉ cần khoảng 1 thìa cà phê, mỗi ngày 2 lần là đã đủ cho nhu cầu của trẻ từ 1-3 tuổi. Trẻ em 3- 6 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê. Trẻ trên 7 tuổi và người lớn: Ngày 2 lần, mỗi lần 4 thìa cà phê.
Sản phầm này không phải là thuốc, không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược Phẩm Hoa Sen
ĐT tư vấn miền Nam: 08. 6255.2222 – 0914.799.997 (Mr. Long – DSĐH)
ĐT tư vấn miền Bắc: 04.3782.3630- 0904.06.26.06 (Ms. Thanh – DSĐH)
Website: hoathienphu.com.vn
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Các tiêu chuẩn phát triển bình thường của trẻ (https://www.meo.vn/cac-tieu-chuan-phat-trien-binh-thuong-cua-tre.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.