Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Năm nay em 16 tuổi và là nữ. Từ lúc mới sinh, trên cánh tay em đã có một vết bầm tím khá lớn và đậm màu. Qua thời gian thì nó có mờ đi ít nhiều nhưng lại bị lan rộng hơn và phồng lên so với bề mặt da. Em đã đi khám rồi được chẩn đoán là bị bướu máu và chỉ định 1 loại thuốc bôi. Em kiên trì sử dụng thuốc đến nay đã được gần 1 năm nhưng tình hình bệnh vẫn không tiến triển gì nhiều, vết bầm vẫn mãi không hết. Mong bác sĩ giải đáp cho em muốn chữa khỏi hoàn toàn bệnh này thì phải mất bao lâu và liệu em có nên tái khám không ạ? Em xin cảm ơn!
(bitex…@yahoo.com.vn)
Chào em,
Bướu máu là một loại bướu lành tính (không phải ung thư) được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô) khi chúng sinh sản nhanh chóng một cách bất thường. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dưới 1 tuổi) với tỉ lệ 4 – 10% các bé này có ít nhất 1 bướu máu trong người. Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ, 25% ở thân mình, 15% ở tay chân. Đa số các trường hợp (80%) bướu máu chỉ xuất hiện ở 1 điểm, 20% có ở nhiều nơi. Tuy nhiên, hầu hết bướu máu chỉ xuất hiện ngoài da hoặc mô mỡ dưới da.
Diễn biến của bệnh được chia làm 2 giai đoạn cụ thể như sau:
- Từ khi xuất hiện, bướu máu có thể không phát triển, chỉ to ra theo tỉ lệ lớn lên của đứa trẻ (bướu máu phẳng). Trong các dạng thường gặp hơn thì bướu phát triển to dần rồi đột ngột to nhanh lúc trẻ được 2,5 – 9 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, bướu máu có màu đỏ tươi, bề mặt căng và có nhiệt độ “nóng” khi sờ vào.
- Sau đó, bướu phát triển chậm dần và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa, diễn ra rất chậm. Nó sẽ chuyển dần thành bướu sợi – mỡ hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Ở giai đoạn này, bướu máu chuyển màu sậm hơn, bề mặt xuất hiện những đường nhăn nheo do khối lượng bướu giảm xuống.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bướu máu:
1. Phá hủy bướu: dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt lạnh), tia xạ (dán phóng xạ), ánh sáng (laser) để đốt các tế bào bướu, hoặc dùng dao mổ cắt bỏ bướu và khâu lại.
2. Kìm hãm sự phát triển của bướu: dùng thuốc (corticoid thoa, chích hay uống), hóa trị.
3. Không can thiệp vào diễn tiến của bướu máu: chờ bướu thoái triển và xử lý di chứng.
Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo thấy rằng bướu máu của em xuất hiện đã lâu năm vì vậy điều trị theo phương pháp thứ 2 là không hề thích hợp. Bác sĩ khuyên em nên đi tái khám tại bệnh viện chuyên khoa để nhận được chỉ định điều trị mới, chính xác hơn cho trường hợp của mình. Tuy nhiên, đây là bướu lành nên phải chú ý mục tiêu của điều trị thiên về thẩm mỹ hơn là chỉ phá bỏ bướu không thôi.
Trong quá trình chữa bệnh, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì, em cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của mình. Đặc biệt tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
(Theo kenh14)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bướu máu và cách điều trị (https://www.meo.vn/buou-mau-va-cach-dieu-tri.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.
em lien he tui theo dia chi email tu chi cach tri cho
[email protected]
Con gái tôi bị bệnh bướu máu ở đầu lưỡi năm nay đã 18 tuổi. Con tôi có điều trị tại bệnh viện chợ rẫy, đã dùng biện pháp thông mạch, nhưng do mạch nhỏ không thể điều trị tiếp được. Vậy xin cho hỏi con tôi có được điều trị hết bệnh không.