Biện pháp ngăn ngừa rạn da cho bà bầu

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Tránh lên cân quá nhanh giúp mẹ bầu giảm rạn da.

Những vết rạn (nứt) trên da là điều khó chịu và mất thẩm mỹ đối với hầu hết chị em khi mang thai. Mặc dù mức độ có thể khác nhau, nhưng rất ít chị em có thể tránh được tình trạng này.

Thông thường, những vết rạn da tạo ra từ việc da bị kéo căng quá nhanh, vì trọng lượng cơ thể của thai phụ tăng nhanh trong thời gian thai nghén. Và khi da bị kéo căng nhanh hơn mức đàn hồi, sẽ dẫn đến tình trạng da bị rạn. Những khu vực dễ bị rạn là bụng, ngực, hông, đùi và mông, do những vùng này da bị kéo căng hơn so với những nơi khác.

Nguy cơ làm gia tăng tình trạng rạn da

Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu, có một số nguy cơ làm gia tăng tình trạng rạn da ở mẹ bầu là:

- Cân nặng của thai phụ trước khi mang thai (người béo phì) càng cao, nguy cơ rạn nứt càng lớn.

- Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ cũng là yếu tố quan trọng tăng nguy cơ rạn nứt.

- Yếu tố di truyền: nếu mẹ của bạn từng bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ của bạn cao hơn so với những người thuộc nhóm còn lại.

- Cân nặng và kích thước đầu của em bé càng lớn, nguy cơ rạn nứt của mẹ trong lúc mang thai càng cao.

- Thiếu dưỡng chất cho da: chế độ ăn nghèo protein, kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin A và uống ít nước làm tăng nguy cơ rạn nứt da khi mang thai.

- Ít vận động trước và trong khi mang thai: kết quả khảo sát cho thấy những người thường xuyên tập thể dục ít bị rạn nứt da khi mang thai so với nhóm ít hoặc không vận động.

Phòng ngừa rạn da bằng cách nào?

Dù biết rằng rạn da là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng tình trạng này lại rất khó để ngăn ngừa cũng như chữa trị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mẹ bầu vẫn có thể giảm thiểu được tình trạng rạn da nếu thực hiện đúng các quy tắc sau:

Không tăng cân “phi mã”

Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 15 cân là vừa.

Có chế độ ăn uống đủ chất

Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa.

Đừng quên uống nước

Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.

Đừng quên bôi kem chống rạn

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm được loại kem chống rạn an toàn và phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp ngừa rạn da từ dân gian như massage với dầu dừa, sữa bò tươi… cũng có công dụng giảm rạn da hiệu quả.

Đảm bảo độ ẩm cho da

Giữ làn da của bạn luôn đủ độ ẩm sẽ hạn chế được tối đa những vết rạn do thai kỳ mang lại. Những cách tốt nhất để giữ ẩm cho da là tắm rửa hợp lý, sử dụng những loại thảo dược, trái cây có công dụng dưỡng da, đắp mặt nạ cho da…

Ngoài ra, vitamin E có tác dụng giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa vết rạn da. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vitamin E massage nhẹ nhàng lên phần da dễ bị rạn để hạn chế nguy cơ rạn da.

Đừng bỏ qua thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen và bảo vệ tế bào gốc của cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung nhiều Vitamin C sẽ giúp da tăng cường khả băng chống oxy hóa. Cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin C vào cơ thể là ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C, rau xanh như ớt đỏ, cam, bưởi, ổi, dâu tây, bông cải xanh, chanh.

Tắm với nước ấm

Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Trong lúc tắm, bạn nên sử dụng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.

Hoặc bạn có thể tham khảo liệu trình trị rạn da sau sinh tại Natural Salon Spa & Clinic

Bề mặt làn da co giãn không đủ để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. Phụ nữ khi mang bầu hoặc tăng cân quá nhanh khiến các vùng da bị căng quá mức, các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt đột ngột, làm da bị mất sức căng, gây nên hiện tượng da bị mềm nhẽo và xuất hiện các vết rạn nứt.

Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc da. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh làm da căng, sau khi trở về trạng thái ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới da ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải.

Biểu hiện

Rạn ra không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy mà chỉ biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da. Các vết rạn da khi mới xuất hiện có màu hồng, sau đó nhạt màu dần và trở thành màu trắng. Khi da bị rạn nhiều, vùng da bị rạn hình thành nên các đường rạch lõm. Khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần.

Những ai hay bị rạn da?

Hiện tượng rạn da hay gặp ở nữ giới, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên phụ nữ khi mang thai, những người béo phì hoặc thanh niên ở độ tuổi dậy thì do lớn quá nhanh sẽ dễ bị rạn da hơn những người bình thường khác.

Phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4 có thể xuất hiện vết rạn da, nhưng thông thường là vào tháng 6 – 7 của thời kỳ mang thai vì lúc này là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh. Da vùng bụng người mẹ bị căng giãn hết mức nên dễ gây ra các vết rạn.

Rạn da còn có thể gặp ở một số thanh thiếu nữ khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể nhất là thay đổi về trọng lượng. Những thay đổi về hormon trong thời kỳ dậy thì đã làm hạn chế tính đàn hồi của da và gây nên rạn da mạnh.

Cách điều trị

Tác dụng: chống rạn, sẹo thâm cho các vết thương mới, sẹo lồi, sẹo phẫu thuật, mổ đẻ, sẹo chấn thương, sẹo bỏng, sẹo sau mụn, sẹo rõ, sẹo lõm, sẹo do thuỷ đậu, các vết rạn bụng sau sinh.

Thành phần: chứa các chất chống oxy hoá, vitamin A, Coenzyme Q-10, Glusamine, Vitamin C, Acnica Aldantonic.

Vùng điều trị:

-       làm mờ các vết thâm rạn bụng hoặc trên cơ thể.

-       Vét bỏng màu sẫm hoặc hồng.

-       Những vết thâm do sẹo bỏng lâu năm(3 năm) vẫn hiệu quả.

-       Riêng với sẹo do mụn trứng cá:

+ Kết hợp với miếng dán sẹo nếu sẹo lồi

+ Kết hợp với các sản phẩm khác nếu làm mặt

+ Kết hợp với các loại công nghệ như oxy, máy ánh sáng, RF

Lưu ý:
- Chỉ dùng cho vết rạn trên 1 tháng nhưng ko quá 5 năm.
- Chỉ dùng với mẹ sau sinh từ 1 tháng. Trong 20 ngày đầu mới sinh dùng loại nguyên liệu tự nhiên của salon pha chế dành riêng. Sau đó mới chuyển sang dùng sản phẩm trên.

Bạn sẽ thấy ngay kết quả, vùng rạn của bạn sẽ dần nhạt màu và se lại, đồng thời da trở nên săn chắc hơn, sáng mịn hơn. Bạn có thể tự tin trước bạn đời của mình, hoặc diện những bộ cánh khoe ra những vùng gợi cảm mà không phải lo lắng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ một số biện pháp tự nhiên để tránh rạn sau:

- Kiểm soát cân nặng của mình, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn.

- Ăn uống hợp lý. Nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 2 loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.

- Thường xuyên luyện tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.

- Không mặc quần áo quá chật hoặc quần áo làm từ các chất liệu có pha nhiều ni-lông gây ức chế cho quá trình hô hấp của các tế bào da, dễ gây hiện tượng rạn da.

- Với phụ nữ có thai nên đi khám bác sỹ để có được lời khuyên thích hợp cho việc dùng thuốc trị chống rạn da mà không để ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Biện pháp ngăn ngừa rạn da cho bà bầu (https://www.meo.vn/bien-phap-ngan-ngua-ran-da-cho-ba-bau.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *