Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Trời trở rét đột ngột sau những ngày ấm áp, khiến cho cơ thể khó thích ứng và dễ mắc bệnh. Đặc biệt tại phía Bắc khi thời tiết đột ngột xuống thấp trong những ngày vừa qua...
“Điệp khúc”: hô hấp, tiêu chảy
9 giờ 30 sáng 17.12, tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), số bệnh nhi được bố mẹ đưa đến khám rất đông, nhiều bé mới chỉ 2 - 6 tháng tuổi. Bệnh hô hấp tiêu hóa vẫn trong danh sách đầu bảng về số lượng khám, điều trị mỗi ngày.
Trên tay bế em bé 2 tháng tuổi, ngồi kế bên là con gái hơn 4 tuổi, chị Thúy nhà ở quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: “Bé nhà em mới 2 tháng đi khám được bác sĩ cho biết là viêm tai giữa. Mấy hôm trời nóng, lạnh dở dang, bé cứ quấy khóc, sổ mũi, ho”.
Quay ra cô con gái hơn 4 tuổi, chị phàn nàn: "Cháu lớn nhà em hễ cứ thay đổi thời tiết là ho. Hai hôm trở rét đã phải tăng cường khăn, mũ, mặc rất ấm rồi mới đến lớp mẫu giáo, vậy mà vẫn cứ bệnh cũ tái phát. Thời tiết “ác” quá, suốt cả 2 - 3 tuần ấm, thậm chí nóng, ẩm vào ban ngày, trẻ con chơi tí là vã mồ hôi, rồi hôm sau đột ngột trở rét nên khó tránh được bệnh".
Bệnh nhi đến khám ở BV Nhi T.Ư đa phần đều bị về hô hấp - Ảnh: Ngọc Thắng |
Còn đôi vợ chồng trẻ nhà ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cùng đưa con trai đầu lòng hơn 4 tháng tuổi đi khám. Bà mẹ trẻ phàn nàn: “Vì thấy cháu cứ có đờm trong cổ, thở nghe vướng nên không yên tâm. Các bác sĩ khám xong vừa cho biết là cháu bị viêm phế quản. Đây là lần thứ hai cháu bị viêm phế quản. Cứ hễ thời tiết thay đổi là lại vào viện” - người mẹ lo lắng.
Các BS bệnh viện nhi cho biết, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ rất khó thích nghi vì sức đề kháng yếu. Mà đặc biệt, hệ hô hấp là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì đây là hệ cơ quan trước tiên, trực tiếp bị tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố này.
“Trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý, tránh nơi có gió lùa, nơi gần cửa sổ, cửa ra vào. Ngay cả thay tã cho bé cũng cần rất nhanh chóng. Tuyệt đối không được để phơi thân mình bé trong quá trình thay tã, bỉm, kể cả có lò sưởi. Nhiễm lạnh ở trẻ sơ sinh, có khi chỉ sơ suất nhỏ cũng dẫn đến viêm phổi-phế quản nặng” - Bác sĩ Yên Lâm Phúc |
Bác sĩ Yên Lâm Phúc (Học viện Quân Y) cho lời khuyên: với trẻ nhỏ cần chăm sóc chu đáo. Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, cần chú ý: không cho trẻ ra ngoài sớm, trước 6 giờ 30 sáng và không đi ra ngoài trời khi đã muộn, sau 19 giờ. Ngay cả khi dùng điều hòa sưởi ấm chỉ để nhiệt độ dao động trong khoảng 27 - 28 độ C. Việc này nhằm tránh cho cơ thể của trẻ phải thích nghi với chênh lệch nhiệt độ quá lớn trong ngày.
Theo BV Nhi T.Ư và Khoa nhi, BV Bạch Mai, số ca mắc tiêu chảy do vi-rút ở trẻ em có xu hướng tăng trong những tuần gần đây.
“Tiêu chảy mùa đông” là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do vi-rút Rota”, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, lưu ý.
Theo các bác sĩ, bệnh do vi-rút rất dễ lây lan, nên có khi cả nhà 4 - 5 người cả bố mẹ cùng bị nhiễm vi-rút.
Vi-rút Rota là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy trong những tháng đông xuân hằng năm. Trẻ có triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ, sổ mũi, ho có thể kèm nôn, sau đó tiêu chảy, phân thường nhiều nước.
Tiêu chảy do vi-rút với trẻ có sức đề kháng tốt có thể diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, không ít trẻ có thể nặng lên, đi tiêu nhiều lần trong ngày. Nguy hiểm nhất là tình trạng trẻ bị mất nước, mất điện giải.
“Trẻ cần được bù đủ nước, không chỉ khi tiêu chảy mà nôn cũng gây mất nước. Cha mẹ cần pha Oreson đúng cách, cho trẻ uống ngụm nhỏ. Nếu tiêu chảy nhiều, cần được điều trị sớm tại cơ sở y tế”, bác sĩ Dũng cho lời khuyên.
Tháng 12: Đỉnh của tai biến, đột quỵ
Với người lớn có bệnh tăng huyết áp (THA) hay đã từng bị đột qụy não, khi trời quá nóng hay quá lạnh, đặc biệt là diễn biến thời thiết bất thường thì nguy cơ tai biến rất lớn.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, BV Châm cứu T.Ư: thống kê và thực tế điều trị cho thấy, số bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ tăng đột ngột vào tháng 6 và 12 hằng năm, đây là hai đỉnh trong năm về số ca tai biến.
“Đáng lưu ý, tuổi nhập viện của bệnh nhân bị tai biến do tăng huyết áp đang trẻ hơn. Có bệnh nhân mới chỉ 38 tuổi”. Theo bác sĩ Cảnh, người có chỉ số HA 140/90mmHg đã đủ “tiêu chuẩn” có bệnh THA.
Theo BS Yên Lâm Phúc (Học viện Quân Y) để giảm thấp nhất các tai biến do tăng huyết áp, không nên ra ngoài sớm trong những ngày mùa đông. Nếu đi bộ, thể dục ngoài trời nên bắt đầu khi có ánh nắng. Buổi tối không nên tập ngoài trời quá muộn, sau 19 giờ. Sáng sớm và chiều tối là các thời điểm “giao mùa” trong ngày, vì vậy đó cũng là “giờ xấu”, thường xảy ra tai biến, đột quỵ trên bệnh nhân có nguy cơ.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bệnh vì thời tiết… “đỏng đảnh” (https://www.meo.vn/benh-vi-thoi-tiet-dong-danh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.