Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Gần đây, đã có nhiều bệnh nhân trĩ phải đi cấp cứu do dùng thuốc gia truyền. Theo các nhà chuyên môn, đây không phải là bệnh nan y.
Thắt trĩ bằng cách... buộc dây thun
Ngày 8/1, bà NTH, 43 tuổi, ngụ tại Vũng Tàu phải đi cấp cứu tại BV An Sinh (TP.HCM) do dùng thuốc gia truyền trị trĩ. (Ảnh: H.Cát)
N.T.K.P, 42 tuổi, ở Hoà Thành, Tây Ninh làm nghề buôn bán. K.P. bị trĩ có hơn 10 năm nay, nhưng không gây đau đớn, nên không cần chữa trị. Thỉnh thoảng, căn bệnh này làm chị hơi khó chịu một chút thôi.
Cho đến giữa tháng 12/2006, chị K.P nghe lời người quen mách bảo, nên đã tìm đến một ông lang vườn cũng tại Tây Ninh. Tại đây, ông lang vườn quyết định dùng một sợi dây thun thông thường để thắt ngoài búi trĩ của chị K.P.
Thắt trĩ vào buổi sáng, thì ngay trong đêm đó, chị K.P đau đến đi không được, phải bò bằng bốn chân. Ngay sáng hôm sau, người nhà phải đưa chị K.P xuống Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM.
Sau khi cắt những vòng thun cột quanh búi trĩ, các bác sĩ của Viện phát hiện búi trĩ của bệnh nhân đã bị hoại tử, sưng tấy. Sau đó, các bác sĩ đã mất 2 tuần để trị lành trĩ và các biến chứng trên cho chị K.P.
Chị K.P vừa xuất viện, em gái của chị, N.T.N.M, 37 tuổi, cũng nhập viện vì biến chứng do điều trị trĩ bằng thuốc gia truyền.
Chị N.M cũng bị trĩ 7 năm nay. Qua lời chỉ dẫn và truyền miệng, chị N.M tìm đến một bà lang tên Q. để trị bệnh trĩ. Bà lang này đã tiêm vòng quanh chân búi trĩ dư ra ngoài.
'Tiêm xong, ban đầu không cảm thấy đau. Mấy ngày sau, quanh chỗ tiêm bắt đầu tiết nước vàng, búi trĩ bốc mùi và rụng. Tuy nhiên, vết thương mãi không lành,' Chị N.M kể.
Đến khi xuống khám tại Viện Y Dược học Cổ truyền, các bác sĩ phát hiện tuy là vết thương nhỏ, nhưng nếu không phẫu thuật chỉnh sửa, vết thương khi lành lại sẽ tạo thành một lỗ rò. Đây là một bệnh lý rò hậu môn mà dân gian quen gọi là bệnh mạch lươn.
Bệnh trĩ: Không phải bệnh nan y
Phòng ngừa bệnh trĩ
Nên tập đi tiêu vào giờ nhất định, sáng sớm thức dậy nên uống một ly nước lớn sẽ giúp cho việc đi tiêu dễ dàng hơn. - Nên uống từ 1,5 lít - 2 lít nước mỗi ngày. - Giữ đừng để bị táo bón bằng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều rau xanh và chất lỏng. Cụ thể, nên ăn các loại rau mồng tơi, rau đay, lang, rau đắng, rau má, diếp cá, sà lách... Về củ: củ dền, cà-rốt, su hào, khoai lang, khoai mỡ... Trái cây: chuối, đu đủ, bưởi, cam, thanh long... . - Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt, thuốc lá... . - Không nên ăn quá nhiều gia vị cay và nóng: Tỏi, tiêu, ớt... và các thức ăn nhiều dầu mỡ chiên xào.
Theo Lương y Lê Văn Chánh, Phó chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam, nói nôm na, bệnh trĩ là bệnh ở hậu môn có nhô lên những cục lồi và có chảy máu.
Còn nói theo y học, bệnh trĩ không lây, không do vi trùng nào gây nên mà do các tĩnh mạch vùng trên hậu môn bị phì đại tạo nên.
Y văn của Hiệp hội Hậu môn Trực tràng Mỹ, thống kê trong tổng số dân có ít nhất là 33% người mắc các bệnh lý hậu môn - trực tràng. Trong đó, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 4/5.
Ở các nước Âu Mỹ, tuổi bắt đầu mắc bệnh trĩ là 20, còn ở Việt Nam thì sớm hơn, 15 tuổi.
Riêng tại Viện Y Dược học Cổ truyền TP.HCM, BS Nguyễn Thị Phi, Trưởng khoa Ngoại, cho biết trong 762 người đến khám và điều trị tại khoa, có đến 622 trường hợp mắc bệnh trĩ.
Nguyên nhân chính sinh ra bệnh trĩ là do di truyền, nghề nghiệp và tuổi tác.
Những người có công việc phải ngồi hay đứng quá lâu có thể mắc bệnh trĩ. Có nhiều yếu tố thuận lợi để xuất hiện bệnh trĩ: Các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hoá (táo bón, tiêu chảy); phụ nữ trong thời kỳ thai nghén - sinh nở; ăn quá nhiều chất cay nóng (tỏi, tiêu, ớt...); dùng quá nhiều chất kích thích (rượu, bia, cà phê); hút nhiều thuốc lá....
Khi có những triệu chứng chảy máu, hay đau rát khi đi tiêu, cần phải đi khám bác sĩ. Trong ảnh: Kiểm tra các bệnh lý liên quan hậu môn - trực tràng. (Ảnh:BS. Tú Dung)
Ngoài ra, bệnh còn do nhiều tác nhân khác như bệnh về tuần hoàn tĩnh mạch, bệnh về gan, dùng thuốc tẩy xổ mạnh, nhấc vật nặng, nhiễm độc.
Tóm lại, theo Lương y Lê Văn Chánh, bất cứ nhân tố nào khiến cho đường máu lưu thông từ hậu môn quay ngược trở lại bị trở ngại đều có thể gây ra bệnh trĩ.
Những triệu chứng của bệnh trĩ là đi tiêu ra máu theo phân hay nhỏ giọt; đi tiêu thấy đau, rát, ngứa, tiết dịch.
Nếu thấy hậu môn đau nhức, cộng theo tình trạng khó đi khó ngồi, lúc đó là lúc búi trĩ đã bị viêm tắc tụ máu, người bệnh phải đi khám chuyên khoa để tránh những biến chứng như: nhiễm trùng, áp xe, rò hậu môn...
Điều trị bệnh trĩ là giải quyết dứt điểm chỗ đau; có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ.
Một là phương pháp có kỹ thuật cao do nhà phẫu thuật thực hiện với phương tiện và kỹ thuật hiện đại. Hai là các phương pháp đơn giản bằng những thủ thuật bôi, xông, tiêm, thắt, đốt, ngâm, nhét.
Những năm gần đây, tại Việt Nam đã áp dụng phẫu thuật Longo để trị trĩ. Đây là một phẫu thuật mới với nhiều ưu điểm so với các phương pháp phẫu thuật trước đây.
Phẫu thuật Longo có thể trị được trĩ độ III, độ IV, đặc biệt là trĩ vòng.
Nguyên tắc của phương pháp Longo là cắt triệt mạch các búi trĩ, cắt bỏ phần niêm sa phía trên đường lược nơi có ít cảm giác đau. Đồng thời, khâu niêm mạc kéo lên tạo hình lại hậu môn phía ngoài. Sau khi điều trị, ống hậu môn được tái tạo lại như bình thường. Phẫu thuật Longo không để lại vết cắt niêm hay vết khâu da hoặc làm tổn hại hệ thống cơ vòng.
Tuy nhiên, chi phí cho một ca phẫu thuật Longo còn khá đắt, có thể lên đến hơn 300 USD.
Ngoài phẫu thuật, cũng có thể dùng thuốc tiêm nhưng người bệnh nên đến các cơ sở y tế chính quy để được điều trị đúng cách. Tại Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM, trong nhiều năm qua đã sử dụng thuốc tiêm PG-60 điều trị trĩ mang lại kết quả tốt cho nhiều bệnh nhân.
PG-60 là một loại thuốc tiêm do Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM điều chế. Thành phần chính của thuốc gồm Phenol và Glycerine. Chữa trĩ bằng phương pháp này, bệnh nhân được tiêm thuốc kết hợp với châm cứu.
Đối với trĩ có xuất huyết nhẹ, PG-60 có tác dụng cầm máu rất tốt, chèn ép chỗ xuất huyết lại. Kết hợp giữa PG-60 và châm cứu có thể rút ngắn được thời gian điều trị từ 39 ngày còn lại 15 ngày ở trĩ độ III.
Tuy nhiên, loại thuốc tiêm này chỉ có thể áp dụng để điều trị trĩ nội, chứ không được tiêm vào trĩ ngoại.
(Vietnamnet)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bệnh trĩ: Thuốc gia truyền e trị không khỏi (https://www.meo.vn/benh-tri-thuoc-gia-truyen-e-tri-khong-khoi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.