Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Thiếu máu do thiếu chất sắt cũng có thể gây nứt nẻ khóe miệng, móng dễ gãy và thường xuyên mắc những bệnh nhiễm trùng.
Ảnh: Internet
Thiếu máu là thuật ngữ tổng quát nói về bệnh lý thể hiện do thiếu các tế bào màu đỏ trong cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa chất sắt trong cơ thể đàn ông có thể dẫn đến bệnh lý gọi là thiếu máu do thiếu chất sắt.
Thiếu hụt chất sắt thường diễn tiến chậm chạp, nhất là trong việc xây dựng các tế bào máu đỏ.
Tầm quan trọng của tế bào máu
Các tế bào máu đỏ gọi là huyết sắc tố, được tạo thành từ chất sắt. Huyết sắc tố trong các tế bào máu đỏ có nhiệm vụ liên kết oxy để chuyển giao đến các tế bào cũng như chọn lọc thành phần carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Nếu cơ thể đàn ông không có đủ chất sắt, sẽ không thể tạo ra những tế bào máu đỏ khỏe mạnh. Từ đó, sẽ gây cản trở cho việc chuyển giao lượng oxy và loại trừ carbon dioxide.
Nếu bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ không thể nhận thấy những triệu chứng về thể chất. Dần dần, sự thiếu oxy ở các tế bào có thể gây mệt mỏi, thở ngắn, choáng váng, nhức đầu, giảm nhiệt độ cơ thể, da tái và đau ngực.
Thiếu máu do thiếu chất sắt cũng có thể gây nứt nẻ khóe miệng, móng dễ gãy và thường xuyên mắc những bệnh nhiễm trùng. Hiệp hội Quốc gia về Máu, Phổi và Tim mạch (Mỹ) khuyến cáo: "Cảm giác u uất của bệnh nhân trong trường hợp này có khuynh hướng gia tăng đáng kể”.
Nguyên nhân mắc bệnh
Hầu hết chất sắt trong cơ thể hiện hữu trong máu và mất máu là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Các vết loét gây chảy máu, khối u trong ruột kết và nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Mất máu có liên quan đến chấn thương hoặc phẫu thuật cũng góp phần gây ra bệnh thiếu máu.
Nguyên nhân khác của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt còn do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Những thực phẩm dồi dào chất sắt có trong sản phẩm từ động vật như thịt, thịt gia cầm, trứng và cá. Do đó, đàn ông ăn chay có nguy cơ phát triển bệnh.
Một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân gây suy giảm khả năng hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu do thiếu chất sắt. Hấp thu chất sắt kém có thể là kết quả của bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc phẫu thuật ruột trước đó.
Theo chuyên trang về sức khỏe Mayoclinic.com, khi mắc bệnh cần thiết phải thay thế chất sắt dự trữ trong cơ thể bằng chất sắt bổ sung và điều chỉnh dinh dưỡng để bổ sung chất sắt. Bổ sung chất sắt cần tiếp tục trong vài tháng đến khi việc thiếu chất sắt được hiệu chỉnh. Ngoài ra, về cơ bản cũng cần hiệu chỉnh việc sử dụng thuốc vì chúng có thể là nguyên nhân gây thiếu chất sắt.
Tăng nguy cơ ung thư tiền liệt
Nhận định của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y khoa Wilford Hall Medical Center, San Antonio (Mỹ) cho biết, bệnh thiếu máu có khuynh hướng gây ung thư tiền liệt.
Nguy cơ này dựa trên những nguyên nhân khác nhau bao gồm sự suy giảm androgen, dinh dưỡng kém, liên quan đến độc tố khi điều trị bệnh, tình trạng viêm tấy mạn tính và liên quan đến tủy xương.
Điều trị bệnh thiếu máu ở đàn ông gây nguy cơ ung thư tiền liệt là vấn đề đang được tranh luận. Được biết, khả năng điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn đối với những bệnh nhân có tủy xương dự trữ bị hạn chế, đang truyền máu.
Một số nguyên nhân khác gây ung thư tiền liệt do bệnh thiếu máu có thể kể đến gồm có:
- Liệu pháp thay thế tủy thông thường với các tế bào ung thư.
- Tiểu ra máu và những căn nguyên khác của mất máu chậm.
Meo.vn (Theo PhunuTPHCM)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bệnh thiếu máu làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt (https://www.meo.vn/benh-thieu-mau-lam-tang-nguy-co-ung-thu-tuyen-tien-liet.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.