Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Vào Viện Tim mạch Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu và điều trị bệnh đau thắt ngực 7 ngày chỉ hết 1.685.000 đồng song hoá đơn thanh toán ra viện đã ghi tới 4.470.000 đồng.
Với cách quản lý như hiện nay của Viện Tim mạch Quốc gia, số bệnh nhân bị mất tiền oan đã không còn là cá biệt.
Không được dùng thuốc, chiếu chụp vẫn phải trả tiền
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hiệp - 64 tuổi, ở phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội - ngày 4.11, bà Hiệp bị lên cơn đau thắt ngực vào cấp cứu tại khoa Điều trị tích cực - Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Sau khi qua cơn nguy kịch, bà Hiệp được chuyển sang điều trị tại C5 - Viện Tim mạch Quốc gia.
Trong thời gian 5 ngày nằm điều trị tại C5, bà Hiệp phải nằm ghép với 8 người bệnh/giường. Thuốc điều trị mỗi ngày được phát vài viên và bệnh nhân cũng không rõ đó là những loại thuốc gì. Đến ngày 9.11, bà Hiệp chuyển sang C4 (khu điều trị theo yêu cầu) của Viện Tim mạch Quốc gia.
Lúc này, tình trạng bệnh của bà Hiệp vẫn nặng, ho kéo dài, người yếu. Bác sĩ điều trị đã chỉ định cho bà dùng thuốc kháng sinh. Ngay sáng đó, có một y tá đến thử phản ứng kháng sinh trên tay cho bà Hiệp rồi cả ngày hôm ấy bà Hiệp chờ mãi không thấy được tiêm kháng sinh. Đến ngày hôm sau 11.11, bà Hiệp thắc mắc thì mới được tiêm một mũi kháng sinh.
Thấy mình như bị "bỏ rơi", bà Hiệp đã xin chuyển viện sang BV Lao và Bệnh phổi điều trị, vì trước đây bà Hiệp đã cắt 1/3 lá phổi và điều trị nhiều năm tại BV trên. Trước khi ra viện, bà Hiệp nhận được hoá đơn thanh toán với tổng số tiền là 4.470.000 đồng.
Do quá mệt mỏi nên bà Hiệp đã không để ý đến số tiền trên. Song, khi về nhà bà Hiệp đã nhẩm tính và cho rằng số tiền đó quá lớn vì các xét nghiệm và thuốc mà bà dùng không nhiều đến như vậy.
Ngày 12.11, con gái bà Hiệp đến Viện Tim mạch để làm rõ thì cán bộ phòng hành chính khăng khăng số tiền đó là đúng và yêu cầu bà Hiệp đến làm việc. Lúc đó còn rất mệt, nhưng bà Hiệp vẫn phải trở lại BV để làm rõ. Khi cầm trên tay bản thống kê các chi phí điều trị, bà Hiệp mới té ngửa, bà đã phải chi trả những khoản tiền vô lý.
Cụ thể: Tiền chạy khí dung (gồm tiền công: 45.000 đồng và tiền thuốc: 85.000 đồng), tiền chụp CT: 2,7 triệu đồng, tiền điện tim, đo chức năng hô hấp... mà bà Hiệp không hề làm các dịch vụ chiếu chụp trên. Thậm chí tiền 2 lọ thuốc kháng sinh (81.000 đồng/lọ) mà bà Hiệp không được tiêm trong ngày 10.11 vẫn được kê khai và bắt bệnh nhân thanh toán. Bà Hiệp đã gặp lại bác sĩ điều trị và y tá trưởng của khoa để khiếu nại và sau khi kiểm tra lại số tiền mà bà Hiệp phải chi trả chỉ hết 1.680.000 đồng.
Bà Hiệp nói: "Sau khi sự việc được làm rõ, cô y tá trưởng ở khoa đã xin lỗi tôi, nhưng tôi thấy cần cảnh báo việc này vì người bệnh cần thuốc điều trị từng giờ, cần một thái độ chăm sóc bệnh nhân chu đáo và hơn hết cần sự công khai, minh bạch chi phí điều trị bệnh...".
Chỉ là sơ sót nhỏ (!?)
Ngày 16.11, trả lời về sự việc của bà Hiệp với báo chí, Y tá trưởng khoa C4 Trần Thị Ngọc Anh đã thừa nhận: Đã có sai sót khi thống kê các chi phí điều trị cho bệnh nhân Hiệp. Do bác sĩ có chỉ định cho bệnh nhân chụp CT, chạy khí dung... ghi trong bệnh án nên đã lưu vào máy, khi bệnh nhân không làm đã không kiểm tra lại.
Còn việc vì sao bệnh nhân Hiệp không được tiêm 2 mũi kháng sinh vào ngày 10.11, y tá Ngọc Anh cho biết, đây là lỗi của y tá trực hôm đó và đã kiểm điểm làm rõ. Y tá trưởng Ngọc Anh khẳng định, đây là lần đầu tiên có sự nhầm lẫn đáng tiếc như vậy tại khoa này.
Khi được hỏi, nếu bệnh nhân Hiệp không phát hiện ra số tiền bị mất oan đó thì BV có phát hiện ra không? Y tá Ngọc Anh trả lời rằng, nếu phát hiện có sự nhầm lẫn sẽ chủ động gọi điện cho bệnh nhân. Trong sự việc này, rõ ràng không hề có sự chủ động từ phía BV. Thậm chí, khi người nhà bệnh nhân đến khiếu nại, người của BV vẫn không thừa nhận sai sót, mà chỉ đến khi có sự đối chất giữa bệnh nhân với bác sĩ, y tá mọi chuyện mới sáng tỏ.
Liệu sự nhầm lẫn tiền điều trị của bệnh nhân Hiệp có phải là trường hợp cá biệt ở Viện Tim mạch Quốc gia? Điều này rất có cơ sở để nghi vấn. Vì bệnh nhân vào điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia không được công khai các chi phí điều trị hằng ngày. Người bệnh không hề biết dùng thuốc gì, xét nghiệm gì, giá tiền là bao nhiêu, mà chỉ khi ra viện phòng hành chính của khoa in ra một tờ thống kê với đủ các loại chi phí và nộp tiền theo số tiền ghi trên đó. Người bệnh không được giữ 1 bản thống kê nên không biết đằng nào để kiểm tra.
Với cách làm này, chắc chắn sẽ có không ít người bệnh phải nộp những khoản tiền oan. Sự việc của bà Hiệp là một lời cảnh báo về cung cách quản lý thiếu tôn trọng người bệnh của BV. Người bệnh cần phải được giám sát những khoản chi của mình.
Theo Ngọc Phương (laodong.com.vn)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bệnh nhân bị mất tiền oan tại Viện Tim mạch Quốc gia (https://www.meo.vn/benh-nhan-bi-mat-tien-oan-tai-vien-tim-mach-quoc-gia.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.
that la dang buon cho nhung benh nhan.luong y la tu mau vay ma....chan qua