Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Chào bác sĩ ! Tôi có những hành vi không tốt nên sau đó sợ mình mắc bệnh giang mai và đã đi xét nghiệm . - Lần 1 : xét nghiệm RPR cách 'ngày đó' 10 ngày - kết quả âm tính. - Lần 2 : cách 'ngày đó' 1 tháng 12 ngày Xét nghiệm RPR-VDRL : Âm tính. TPHA : Âm tính. Interpretation : Âm tính. - Lần 3 : cách 'ngày đó' 5 tháng 17 ngày Xét nghiệm RPR-VDRL : Âm tính. TPHA : Âm tính. Interpretation : Âm tính. Xin hỏi Bác sĩ tôi có thể an tâm chưa hay còn phải làm các xét nghiệm khác để đảm bảo mình không mắc bệnh giang mai. Nếu có đó là xét nghiệm gì ?và làm ở đâu ? Xin bác sĩ chỉ dẫn giúp tôi xin cảm ơn . (nguyễn ngọc long)
Trả lời:
Bệnh giang mai:
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.sau đó bệnh giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:
* Giai đoạn 1 - Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ). Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
* Giai đoạn 2 – Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
* Giai đoạn 3 - Giang mai phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch..., gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.
Chẩn Đoán
1.Chẩn đoán (+) dựa vào:
-Triệu chứng lâm sàng đã mô tả ở trên
-Triệu chứng cận lâm sàng
Trong giai đoạn sớm, chẩn đoán bệnh giang mai tương đối phức tạp vì cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà Xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo. Cách chẩn đoán tương đối chính xác là Soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai (chancre) tìm Xoắn khuẩn giang mai .
Phương pháp khác thường sử dụng rộng rãi hơn, nhưng cho giai đoạn 2 trở lên (để cơ thể có đủ thời giờ để tạo ra kháng thể ) là thử kháng thể trong máu Bệnh nhân như:Xét nghiệm RPR,VDRL. Phương pháp này cũng có thể giúp theo dõi sự đáp ứng của bệnh với điều trị.
Ở các trường hợp giang mai thần kinh, cần phải làm Xét nghiệm kháng thể Xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).
Trường hợp của bạn, bạn không có các biểu hiện lâm sàng nêu trên cộng với khi xét nghiệm RPR,VDRL âm tính , TPHA : Âm tính, Interpretation : Âm tính thì bạn yên tâm là bạn không mắc Giang mai.
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
(thuocbietduoc)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: bệnh giang mai – hỏi đáp (https://www.meo.vn/benh-giang-mai-hoi-dap.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.