Bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Theo thạc sĩ - bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, tình trạng trẻ em mắc đái tháo đường type 2 có xu hướng gia tăng ở các nước thuộc khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, khác với người lớn, đái tháo đường ở trẻ em rất khó khống chế do trẻ vẫn cần dinh dưỡng để phát triển. Chưa kể đến sự "thiếu hiểu biết" của một bộ phận không nhỏ phụ huynh.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng trẻ mắc đái tháo đường type 2 ngày càng tăng là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh. Thống kê ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, tỉ lệ trẻ đái tháo đường type 2/type 1 ở lứa tuổi học sinh trung học là 4/1. Còn ở nước ta, không ít lần báo giới đã lên tiếng về những trường hợp trẻ nhỏ (cấp tiểu học) mắc đái tháo đường type 2. Trường hợp nhỏ nhất là một bé 6 tuổi hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết.

Nguyên nhân do lối sống

Đái tháo đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế. Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng..., phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.

Vì vậy, theo bác sĩ Lê Thị Hải, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của những người làm ông bà, cha mẹ. Bác sĩ Hải cho biết, không ít trường hợp bệnh nhi đến khám ở tình trạng thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cực cao. Nhưng khi bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống thì các bậc phụ huynh lại "giãy nảy" lên mà rằng con họ chỉ hơi mũm mĩm thôi và cháu lười ăn lắm (?!)...

Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.

http://www32.24h.com.vn/upload/news/2009-06-06/1244268402-dai-thao-duong-o-tre-1.jpg

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.

Ăn cân bằng, vận động hợp lý

Theo bác sĩ Hải, cách hạn chế tốt nhất căn bệnh này là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Với trẻ bị đái tháo đường type 1, nhìn chung vẫn có chế độ ăn như bình thường, chỉ cần hạn chế (không phải là cấm tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật. Còn với trẻ bị đái tháo đường type 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hàng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Bố mẹ nên cho trẻ bị đái tháo đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.

Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong máu.

- Các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít...

- Các thực phẩm nên hạn chế: Các quả chín quá ngọt như mít, na, chuối, nhãn, vải...; các đồ ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói...; các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ, pho mát...

- Các thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai sọ...; các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống...; quả chín ít ngọt như dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận...

Không cần kiêng đường

Tuy nhiên, trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường. Đó là Isomalt với nguyên liệu được nhập khẩu từ Đức. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là chất ngọt tự nhiên và an toàn. Nó có chỉ số đường huyết thấp (GI=28) và sinh ít năng lượng (1g Isomalt cho 2Kcal). Loại đường này có thể dùng cho cả trẻ béo phì, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có một số loại đường ăn kiêng khác như: đường Acesulframe-K có các tên thương mại là Sunette, Sweet one, Sweet"n safe, đường Sucralose (tên thương mại là Splenda)... Các loại đường này ngoài việc sử dụng trực tiếp còn được các nhà sản xuất dùng để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của những người "hảo ngọt" nhưng phải kiêng đường (đường mía). Ví dụ các loại bánh, kẹo không đường của Bibica (sử dụng Isomalt).

Ngoài ra, do trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nên trẻ có khả năng bị thiếu một số chất dinh dưỡng. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì.

Theo 24h.com.vn

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Bệnh đái tháo đường ở trẻ em (https://www.meo.vn/benh-dai-thao-duong-o-tre-em.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *