Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Mỗi khi dẫn con đi khám da liễu, các bà mẹ thường hỏi bác sĩ: "Có phải con tôi bị ghẻ chốc không?”. Thật ra, ghẻ là bệnh da do con cái ghẻ, còn chốc là bệnh nhiễm trùng do vi trùng gây nên.
Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, xảy ra ở lớp nông thượng bì của da nên thường không để sẹo. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ sang thương da bệnh đến da lành trên cùng một trẻ, hay từ trẻ này đến trẻ khác nên bệnh này còn gọi là “chốc lây”.
Nguyên nhân gây chốc
Bệnh do tụ cầu vàng hay do liên cầu trùng sinh mủ, hoặc phối hợp cả hai loại vi trùng này. Hai vi trùng này có thể tạm trú ở những người bình thường nhưng mang mầm bệnh, thường ở cửa mũi trước (thường gặp nhất), vùng nách, hầu họng, vùng bẹn - chậu và có thể tự lây nhiễm hay lây cho các trẻ em khác.
Tụ cầu vàng tạm trú ở niêm mạc mũi |
Bệnh chốc thường xuất hiện khi có những yếu tố thuận lợi sau đây:
- Khí hậu nóng - độ ẩm cao.
- Điều kiện vệ sinh không tốt.
- Sinh hoạt đông đúc như môi trường các nhà trẻ và trường mẫu giáo.
- Các vi chấn thương do cào gãi, chấn thương hay bệnh lý sẵn có như chàm thể tạng, bệnh ghẻ.
Bệnh chốc biểu hiện như thế nào?
Bệnh chốc có những dạng biểu hiện sau:
- Dạng “nguyên phát” và dạng “thứ phát” (chốc hóa):
Chốc ở dạng nguyên phát xảy ra trên da lành, chốc thứ phát xảy ra trên bệnh da sẵn có như chàm, ghẻ (xem hình bên dưới).
Chốc nguyên phát |
Chốc thứ phát |
- Dạng “bóng nước” và dạng “không bóng nước”
Chốc không bóng nước |
Chốc bóng nước |
Chốc không bóng nước do tụ cầu vàng hay do liên cầu sinh mủ hoặc phối hợp cả hai, biểu hiện là mụn nước, sau đó vỡ ra, và đóng mày vàng màu mật ong.
Chốc bóng nước do tụ cầu vàng, cũng biểu hiện bóng nước, vỡ ra, không có hồng ban xung quanh.
Cách điều trị
Nếu bệnh ít sang thương da, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh dạng bôi tại chỗ. Trong trường hợp nhiều sang thương da, bác sĩ có thể cho kháng sinh uống và/hoặc kết hợp thuốc bôi.
Nếu bệnh tái phát nhiều lần dù điều trị đúng, đủ liều thuốc: tầm soát và điều trị những người lành mang mầm bệnh trong gia đình (nhất là vị trí ở mũi).
Biến chứng nguy hiểm gì nếu không điều trị bệnh chốc?
Viêm mô tế bào |
Sốt tinh hồng nhiệt |
Mặc dù 20% bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần, nhưng đa số còn lại nếu không điều trị thì bệnh có thể lan rộng, nặng hơn và có các biến chứng như: viêm da tróc vảy ở bệnh chốc do tụ cầu; viêm mô tế bào; sốt tinh hồng nhiệt; viêm mạch bạch huyết; viêm cầu thận cấp gây tiểu máu, phù cao huyết áp.
Viêm cầu thận cấp gây tiểu |
Viêm mạch |
Do vậy, để phòng ngừa bệnh, những việc nên làm là:
- Vệ sinh sạch sẽ, giữ môi trường thông thoáng.
- Điều trị bệnh nhân bị chốc để tránh lây lan cho bản thân và cộng đồng.
- Điều trị bệnh da sẵn có trước đó (như chàm, ghẻ…) để tránh biến chứng chốc hóa.
- Tầm soát – điều trị người lành mang mầm bệnh, nhất là những bệnh nhân tái phát chốc nhiều lần.
ThS. BS. Nguyễn Đình Huấn (Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 1)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bệnh chốc ở trẻ: dễ lây lan (https://www.meo.vn/benh-choc-o-tre-de-lay-lan.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.