Bảo vệ con khi đông về

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Cái lạnh đã ngấp nghé cửa nhà, các bố mẹ đảm đang tài giỏi đã bắt đầu chuẩn bị đồ ấm cho con. Nhưng bạn đã thật sự biết nên chuẩn bị những gì, nên giữ ấm cho con thế nào, nên xử lý ra sao trước những rắc rối thường gặp của mùa đông lạnh như nứt da, nẻ môi, đau mũi…? Hãy cùng tìm hiểu với Webtretho nhé!

Giữ ấm

Đầu là nơi thân nhiệt thoát ra rất nhanh chóng, nên quan trọng nhất là phải giữ cho đầu được ấm. Có thể dùng mũ len, mũ lông nhân tạo hoặc dùng mũ trùm của áo khoác. Bạn cũng hãy chú ý chuẩn bị đồ che tai hoặc mũ trùm tai cho con.

Vào mùa rét, việc đeo găng giữ ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cần thiết, nhưng bạn phải thật thận trọng.

Hãy kiểm tra các đường may, đường chỉ, tránh để chỉ thừa quấn vào ngón tay con. Nếu bạn đã chuẩn bị cho con những chiếc găng có đường may lộn ra mặt ngoài thì thật tốt, nếu không, bạn có thể đối phó bằng cách cho bé mang găng tay, vớ lộn mặt trong ra ngoài.

Khi da bị lạnh và ướt, thân nhiệt sẽ giảm đi còn nhanh hơn nữa. Đó là lý do vì sao tay, tai, mặt và chân – những bộ phận cơ thể thường “bị” phơi ra không khí lạnh – sẽ gặp nguy cơ bị tê cóng nhiều hơn. Để giữ cho những phần cơ thể này được ấm và khô, hãy cho con đeo găng tay khô, ấm, không thấm nước.

Với những trẻ lớn hơn, thách thức lớn nhất là các bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu khi đeo găng tay khi làm việc này việc kia nên bạn hãy chú ý chọn cho bé loại găng nhẹ, không thấm nước, không quá chật và có thể co giãn. Hai đôi tất (vớ) – một mỏng, một dày, làm từ len – là điều chắc chắn cần có trong trời lạnh. Ngoài ra, khi chọn giày, bốt cho con đi mùa lạnh, bạn cũng cần cho con thử với tất dày để bảo đảm vừa vặn sau này.

Vào những ngày đặc biệt lạnh hoặc nhiều gió, bạn nên cho con quấn thêm khăn quàng và khẩu trang.

Tránh mặt trời!

Thoạt nghe có vẻ lạ lùng, nhưng kể cả trong những ngày ngắn, lạnh, thường u ám của mùa đông, ánh nắng mặt trời ấm áp cũng vẫn còn nguyên khả năng gây ung thư của nó. Vậy nên bạn vẫn rất cần phải bảo vệ cả mình, cả con, cả gia đình khỏi tác hại của sự ấm áp này chứ không phải phơi nắng được lúc nào hay lúc đó đâu.

Nếu bạn hay con có việc phải ra ngoài trời lâu hơn 15 phút, “hãy bôi kem chống nắng lên bất kỳ phần thân thể nào lộ ra, và cố gắng bôi kem 30 phút trước khi ra ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất,” đó là lời khuyên của bác sỹ nhi khoa lâm sàng Rana Ziadeh, Đại học Pittsburgh. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15, có thể chặn được cả các tia cực tím A và B (UVA và UVB).

Bởi vì các hóa chất trong kem chống nắng có thể quá mạnh và không tốt cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống, nên bạn hãy bảo vệ làn da nhạy cảm của bé bằng mũ rộng vành bằng len, dệt kim dày hoặc chất liệu lông nhân tạo.

Hãy cho con một mùa đông ấm áp (Ảnh: Inmagine)

Ngoài ra, da của trẻ nhỏ mỏng hơn, nhạy cảm hơn và chứa ít keratin bảo vệ hơn so với trẻ lớn nên đặc biệt nhạy cảm và dễ bị khô vì gió và lạnh. Theo bác sỹ Rachelle Scott, giáo sư da liễu nhi khoa đại học Cornell University, “Bạn hãy sử dụng loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi cho bé, và để giúp da không bị khô và mất nước, bạn hãy dùng thêm kem dưỡng ẩm sau khi tắm, khi da vẫn còn đang ẩm.”

Mắt

Khoảng 95% ánh nắng mặt trời phản chiếu lại trên tuyết mới rơi, so với chưa đến 20% phản chiếu trên cát mùa hè.

Bức xạ cực tím của mặt trời có thể gây tổn hại cho mắt. Tiếp xúc với ánh sáng chói có thể gây hại cho võng mạc, có thể dẫn đến các tình trạng gây mù lòa sau này như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.  Vậy nên bất cứ khi nào có thể, bạn hãy giữ con (trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bảo đảm đôi mắt của bé luôn được bảo vệ và che chắn bởi một chiếc mũ rộng vành. Trẻ lớn hơn có thể dùng kính mát polycarbonate (loại có thể chịu va đập) có thể chặn tia UVA và UVB.

Môi

Bạn có thể bảo vệ hoặc điều trị cho đôi môi khô, nẻ của con (trẻ trên 6 tháng tuổi) bằng son dưỡng môi có chứa thành phần chống nắng. Hãy khuyến khích con ở tuổi đi học đem theo sản phẩm dưỡng môi để có thể sử dụng thường xuyên. Còn với trẻ sơ sinh, bạn có thể dùng gel gốc dầu (petroleum jelly) hoặc gel lô hội (aloe jelly).

Mẹo nhỏ cho bạn: hãy bôi một lớp mỏng gel gốc dầu ở ngay dưới mũi của bé trước khi đi ra ngoài vì khi trời lạnh, trẻ bị chảy nước mũi, chúng rất dễ bị đau do việc hỉ mũi hoặc cọ xát với khăn chùi.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Bảo vệ con khi đông về (https://www.meo.vn/bao-ve-con-khi-dong-ve.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *