Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Cây quế mà chúng ta vẫn từng biết đến hàng ngày có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Quế có tên khoa học là Cinnamomumn cassia.BL.; Thuộc giống Cinnamomum; Họ: Lauraceae. Tên Việt Nam: cây quế. Tên địa phương: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế. Tên tiếng Anh: Cinnamon.
Cây quế là loại thân gỗ, sống lâu năm. Cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính có thể đạt đến 40cm. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt rất ưa chuộng. Vị thuốc thường dùng trong y học cổ truyền là Nhục quế (Cortex Cinnamomi Cassiae).
Nhục quế dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh gọi là Ngọc thụ, Quế đơn, Quế bì, là vỏ khô của cành to cây Quế, tên thực vật là Cinnamomum cassia Presi hoặc Cinnamomum cassia Blume (Cinnamomum obtussifolium var cassia Perrot et Eberh) thuộc họ Long não (Lauraceae). Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì gọi là Nhục quế tâm. Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống gọi là Quan quế. Loại quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Việt Nam cũng có loại quế này. Đây là loại quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại Quế quan của Xililanca. Ở nước ta có nhiều loại quế khác như quế Thanh Hóa (Cinnamomum loureirii Nees) cũng là loại quế tốt, còn có tên là Trèntrèn, cây Quế rành.
Tính vị quy kinh
Quế vị cay ngọt, tính nhiệt, quy vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Cam.
Thành phần chủ yếu
Thành phần dầu bay hơi trong quế có 1 – 2% trong dầu chủ yếu là Cinnamalde-hyde chiếm 75 – 90%. Cynnamyl acetatee, phenyl propyl acetate tannin.
Tác dụng dược lí
Theo Y học cổ truyền: Nhục quế có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tì, chỉ thống, làm ấm khí huyết. Chủ trị các chứng: Mệnh môn hỏa suy, bụng lạnh đau, thổ tả, phụ nữ đau kinh do hàm ngưng huyết ứ, sau sanh bụng đau do huyết trệ, ung nhọt có mủ chưa vỡ hoặc loét lâu ngày, chứng khí huyết hư.
Theo kết quả nghiên cứu dược lí hiện đại
1. Trên động vật thực nghiệm, thuốc mà chủ yếu là cinnamaldehyde có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, an thần, giảm đau và giải nhiệt. Cinnamaldehyte còn có tác dụng làm giảm co giật và tử vong đối với động vật do tiêm quá liều strychnine.
2. Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nước bọt và dịch vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm cơ thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do cơ thắt ruột. Cinnamaldehyt còn có tác dụng ức chế sự hình thành loét bao tử ở chuột do kích thích.
3. Tác dụng lên hệ tim mạch: Nước sắc Nhục quế là tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên.
4. Tác động kháng khuẩn: Trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram(+), mạnh hơn đối với gram(-), ức chế đối với nấm gây bệnh.
Một vài nghiên cứu ứng dụng lâm sàng
1. Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:
- Tam khí đơn: Nhục quế 3g, Lưu hoàn 3g, Hắc phụ tử 10g, Canh khương 3g, Chu sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thoát.
- Quế linh hoàn: Nhục quế 3g, Mộc hương 3g, Can khương 5g, Nhục đậu khấu, Chế phụ tử đều 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 – 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
2. Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư, chân tay lạnh, tiểu ít chân phù: Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàn 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù 6g, Phục linh, Đơn bì Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 – 3 lần.
Quế có công dụng trị chứng đau bụng ở chị em phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt. (Ảnh minh họa)
3. Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàm:
Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 – 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Nhục quế 5g, Canh khương 5g, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị đau bụng kinh.
4. Trị đau thắt lưng: Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca, gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần.Tỷ lệ có kết quả 98%. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón(Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984, 2:115).
5. Trị vẩy nến, mề đay: Truyền thế Trân dùng chất xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy nến và 23 ca mề đay, mỗi lần uống 25 – 50mg (1 – 2 viên) ngày uống 3 lần, đối với vẩy nến uống liên tục 4 -8 tuần, mề đay sau khi hết uống tiếp 5 – 14 ngày. Kết quả: Vảy nến 19 ca, khỏi 7 ca, kết quả tốt 2 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ kết quả 84,1%.
Mề đay 23 ca, khỏi 11 ca, tốt 9 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ kết quả 91,2%(Học báo y học viện Hà Nam 1981, 2:385).
6. Trị nhiễm độc phụ tử: Theo kinh nghiệm dân gian, tác giả đã dùng Nhục quế trị nhiễm độc Phụ tử cấp. Dùng Nhục quế 5 – 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 -15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 – 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 – 5g cách uống như trên.Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 – 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987, 5:53).
Liều dùng và chú ý:
Liều thường dùng cho thuốc thang : 2 – 5g, cho sau, không nên sắc lâu, hoặc hòa bột uống mỗi lần 1 – 2g. Có thể dùng bột Nhục quế với các dạng : Bột quế 0,05 – 5g/ngày, rượu quế 5 -15g/ngày, Xirô quế 30 – 60g/ngày là liều dùng đối với Quan quế (Quế Xirilanca) do tác dụng nhẹ hơn, yếu hơn.
Không nên sắc chung Quế với Xích thạch chỉ, vì sắc chung: Xích thạch chỉ làm cho thành phần hữu hiệu của Nhục quế trong nước sắc giảm (các tác giả Trung Quốc đã chứng minh). Do vậy không nên sắc chung, mà hoặc sắc trước Xích thạch chỉ bỏ xác xong cho quế vào hoặc sắc riêng quế rồi trộn uống hoặc bột quế hòa thuốc uống.
Đây là loại thảo dược có rất nhiều công dụng chữa bệnh như giúp điều chỉnh mức độ đường trong máu, làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường và tim mạch.
Thành phần trong quế đặc biệt là thyhydroxychalcone polymer giúp tăng khả năng trao đổi chất đường trong tế bào gấp 20 lần. Hãy thêm gia vị này vào cà phê, trà hay thực đơn ăn kiêng của bạn.
Ngoài ra cây quế còn có tác dụng làm giảm mức độ cholestrol xấu và đặc biệt tốt cho những người thường phải đi ăn ngoài, ăn thức ăn nhanh hoặc không có điều kiện để chăm sóc bữa ăn của mình.
Dưới đây là một số bài thuốc cổ có dùng quế
Trị thận khí hư hạ nguyên lạnh đêm đi tiểu nhiều, chân tay đầu gối yếu, mặt sạn đen, không thiết ăn uống, eo lưng đau, nặng nề nhức mỏi, bụng dưới lục bục, tiểu tiện không thông: Thục địa 32g, Đơn bì 12g, Hoài sơn 16g, Phụ tử (nướng) 8g, Nhục quế 8g. Tất cả tán nhỏ, luyện mật ong làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 – 20 viên với rượu ấm, lúc đói, trước bữa ăn, ngày 2 lần.
Trị nguyên dương không đủ mệnh môn hỏa suy, tỳ vị hư lạnh, bụng đau, rốn lạnh, ăn uống kém, ăn vào nôn ra: Thục địa 320g, Hoài sơn (sao) 160g, Sơn thù (sao qua) 120g, Câu kỷ tử (sao qua) 160g, Đỗ trọng (sao nước gừng) 160g, Nhục quế 120g, Chế phụ tử 80g, Đường quy 120g. Đem Thục địa nấu thành cao, các vị kia tán nhỏ rồi trộn chung, giã nhuyễn viên bằng quả táo ta. Mỗi lần uống 2 quả với nước sôi.
Trị khí lạnh phạm tâm, bụng đau, nôn nhiều không muốn ăn uống: Quế tâm 40g, Cao hương khương (giềng) 40g, Đương quy 40g,Thảo đậu khấu (bỏ vỏ) 60g, Hậu phác 80g (bỏ vỏ thô, tẩm nước gừng sao) Nhân sâm 40g. Tất cả nghiền nhỏ cùng với nước cháo, làm viên mỗi viên bằng hạt ngô đồng (3/10g) mỗi lần uống 20 viên với nước cháo hoặc nước cơm trước bữa ăn.
Trị đau vùng tim, buồn bực, phiền não: Nhục quế 20g nghiền nhỏ, dùng rượu 100ml sắc còn 50m uống nóng.
Trị hàn lạnh, eo lưng đau, miệng lưỡi xanh, âm nang co, mình rét run, mạch huyền khẩn: Nhục quế 12g, Phụ tử 1g, Đỗ trọng 8g, Sắc uống nóng.
Trị sau đẻ trong bụng kết cục, đau: Bột quế uống với rượu ấm 1 – 2g, uống ngày 3 lần.
Trị trẻ con đi lỵ đỏ trắng, đau bụng không ăn được: Nhục quế, Hoàng liên lượng bằng nhau, tán nhỏ, hồ trộn làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 5 – 10 với nước cơm.
Trẻ con đái dầm: Nhục quế nghiền nhỏ, gan gà trống 1 bộ, hai vị lượng bằng nhau, giã nhừ, viên như hạt đậu xanh. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 – 10g với nước ấm.
Trị viên khớp gối (không sưng nóng đỏ, rất đau) và các loại âm thư (mụn sưng không đỏ - rất đau): Thục địa 40g, Nhục quế 4g, Ma hoàng 2g, Bạch giới tử 8g, Lộc giác giáo (cao ban long) 12g, Sinh cam thảo 4g, Gừng nướng đen 2g, Sắc uống.
Trị bị ngã, bị đánh, bị thương trong bụng có máu ứ: Nhục quế 80g, Đương quy 80g, Bồ hoàng (cỏ nến) 100g. Tán nhỏ uống ngày ba lần, đêm 1 lần với rượu, mỗi lần 1 thìa cà phê.
BACS.coIm (Theo Eva)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Bài thuốc cực hay từ cây quế (https://www.meo.vn/bai-thuoc-cuc-hay-tu-cay-que.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.