Tất cả bài viết của admin

Cách trị mụn cho trẻ sơ sinh

Phải làm gì khi bé sơ sinh bị mụn? Sau đây là câu trả lời từ chuyên gia y tế.

MỤN SỮA:

Sau sinh khoảng 1 tuần, trẻ sơ sinh thường bị nổi mụn sữa gồm những nốt nhỏ li ti trên trán, mặt, tay, chân. Nguyên nhân là do ở trẻ, hormone nhận được từ mẹ hoặc do phì đại tuyến bã. Mụn sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Không nên đắp lá hoặc kiêng tắm cho bé vì có thể làm cho tình trạng viêm da phát sinh. Nếu sau 3 tháng, mụn của bé không tự khỏi thì nên cho bé khám da liễu.

MỤN CÓ VẨY ĐỎ:

Nếu sau sinh bé có những nốt đỏ, ngứa ngáy, da khô, rò rỉ nước hoặc có vảy xuất hiện thì có thể bé bị viêm da thể tạng. Viêm da thể tạng ở trẻ là do hệ miễn dịch của bé kém, tiền sử cha, mẹ mắc bệnh. Trong trường hợp này, bé phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

RÔM SẢY:

Là cách gọi của dân gian khi bé bị viêm da. Nguyên nhân có thể do bé bị nóng, da bị trầy xước. Các nốt rôm sảy thường xuất hiện ở những vùng da hay có mồ hôi như trán, lưng, cổ, ngực. Rôm sảy thường có ngày nóng, mùa hè nhưng cũng có thể có cả vào mùa đông khi bé bị nóng, sốt, mặc quần áo chật. Những nốt rôm sảy sẽ hết khi cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Nhưng cũng có thể gây bội nhiễm nếu bé gãi làm vỡ các mụn rôm sảy và làm lan rộng. Khi bé bị rôm sảy, có thể tắm cho bé bằng các loại lá mướp đắng, lá khế, chanh làm mát da bé. Nới lỏng quần áo cho bé. Tình trạng nặng khiến bé quấy khóc, nóng sốt phải đưa đến bác sĩ để điều trị nhiễm trùng.

L.T

Nguồn: http://www.baobariavungtau.com.vn/vn/yte/97814/index.brvt

Dùng móc mèo làm thuốc: thận trọng!

Bài thuốc dân gian hạt móc mèo tán bột đang được nhiều người bệnh ở TP.HCM và một số tỉnh thành đồn thổi là thần dược chữa được ung thư gan, ung thư dạ dày, u tuyến tiền liệt! Giá bán mỗi ký móc mèo trên mạng hiện lên đến gần 500.000 đồng. Điều ít ai biết là hạt móc mèo có thể gây đột tử!

Việt Nam có hai loại móc mèo phổ biến có tên khoa học Caesalpinia minax Hance và Caesalpinia minax nhatranggene (có tên trong Sách đỏ Việt Nam). Ảnh: Thuỳ Dung

 

Có thể làm thuốc nhưng không chữa ung bướu

Cây móc mèo còn gọi tên khác là vuốt hùm, móc diều, trần sa lực, điệp mắt mèo, thạch liên tử… thuộc họ đậu (Fabaceae).

Về thành phần hoá học, hạt móc mèo có dầu béo 23,920%; nhựa đắng 1,888%; đường 5,452%; muối vô cơ 4,521%; chất đạm (albumin) hoà tan 3,412%; chất đạm không hoà tan 18,2%; tinh bột 37,795%. Các axít béo có: axít palmitic, axít stearic, axít oleic, axít linoleic…; amino axít có arginin, cystin, lysin… Rễ chứa caesalpinin, α-caesalpin, caesalpin F, caesalpin G, caesalpin H… Lá chứa brazilin, bonducin, caesalpin F… Có tác giả cho rằng nhựa đắng của cây là bonducin và đây chính là hoạt chất của hạt.

Theo một số sách cây thuốc Việt Nam, móc mèo có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khử ứ, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Bộ phận thường dùng làm thuốc là hạt, lá, rễ. Dân gian thường dùng rễ dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, chữa trị đau nhức, mất ngủ.

Về tác dụng dược lý, một số nghiên cứu ghi nhận dạng cao chiết từ lá móc mèo có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung chuột cống trắng có chửa. Cao chiết nước và cao chiết etanol 50% từ hạt móc mèo thử nghiệm trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây tiểu đường bởi streptozotocin cho thấy có tác dụng chống đường huyết tăng cao, hạ lipid máu, chống cholesterol và triglycerid tăng cao với liều 100mg/kg. Năm 2001, nhóm của Ren-Wang Jiang (Hong Kong) đã chiết xuất từ hạt móc mèo chất Furanoditerpenoid lactones, và xác định chất này có tính kháng RSV, một virút gây bệnh đường hô hấp. Năm 2006, nhóm các nhà nghiên cứu Li Dong Mei, Lei Ma, Liu Guang – Ming, Hu Li – Hong đã phân lập các chất cassane diterpene – lactones trong hạt móc mèo. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo khoa học nào về tác dụng trị ung bướu của hạt móc mèo.

Độc đến mức chưa có thuốc chữa

Trong khi đó, một kết quả nghiên cứu mới đây của đại học Dược Hà Nội bước đầu cho thấy trong hạt móc mèo có chứa chất sapronin. Chất này gây tan máu mạnh khiến người sau khi ăn phải cảm thấy mệt, buồn nôn, vàng da, vàng mắt dẫn đến suy gan, suy thận nặng, tán huyết và xuất huyết, có thể dẫn tới tử vong. Điều đáng lo ngại hơn: đến nay chưa có kháng độc đặc hiệu với sapronin, việc điều trị mới chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế tiến triển, chờ sự phục hồi bằng khả năng tự thải độc của cơ thể.

Do vậy, người bệnh không nên đặt niềm tin vào hạt móc mèo theo kiểu “phước chủ, may thuốc” hoặc “không uống thì đằng nào cũng chết”... bởi lẽ với y học hiện đại, một số loại bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, can thiệp đúng cách, khoa học… thì có thể chữa được. Việc dùng hạt móc mèo trị bệnh ung thư chẳng những không có cơ sở khoa học, mà còn có thể khiến sức khoẻ người bệnh thêm nguy kịch.

TS.DS LÊ THỊ HỒNG ANH
THẦY THUỐC ƯU TÚ; TRUNG ƯƠNG HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM

 

Đã có trường hợp tử vong vì ngộ độc móc mèo

Nếu ăn phải hoa, ngọn của cây móc mèo, sau khi ăn vài tiếng đồng hồ, người ăn sẽ có cảm giác nôn nao khó chịu, đau bụng, buồn nôn rồi đi vào hôn mê, dần dần xuất huyết. Dấu hiệu thường gặp là xuất huyết hố mắt và củng mạc mắt. Xét nghiệm chức năng gan cho thấy tế bào gan bị huỷ hoại rất nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể tử vong.

Theo số liệu từ bệnh viện Nhi trung ương, đã có 22 trường hợp trẻ từ 5 – 15 tuổi bị ngộ độc do ăn móc mèo, năm cháu đã tử vong trước hoặc sau khi đến viện 2 – 3 ngày. Trong đó, có một gia đình ở Nghệ An, cả sáu người (anh em họ, chú cháu ruột), đều bị ngộ độc và một tử vong khi được cấp cứu ở bệnh viện tỉnh.

L. HƯƠNG

Bài thuốc cá ngựa ngâm rượu và hầm thuốc bắc

Lương y Quốc Trung cho hay: cá ngựa mua về, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, rồi đem phơi hay sấy khô; Cách dùng phổ biến nhất là ngâm vài cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:
CÁC MÓN CÁ NGỰA HẦM THUỐC BẮC:
1. Tôm nõn 15g, hải mã (cá ngựa) 10g, gà non 1 con (nặng chừng 500g). Gà làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch; tôm nõn và hải mã ngâm nước ấm trong 10 phút rồi cho vào trong bụng gà; đặt con gà vào 1 chiếc bát lớn, chế đủ gia vị rồi đem hầm cách thủy cho chín nhừ, chia ăn trong 2 ngày, cứ 3 đến 5 ngày ăn 1 con, 5 con là 1 liệu trình.
Công dụng: Ôn bổ thận dương, dưỡng huyết điền tinh, cải thiện khả năng tình dục.
2.Cháo cá ngựa: Dùng món cháo nấu từ 20g cá ngựa, 100g tôm tươi, cùng vị thuốc nhân sâm (15g) và bắc kỳ, kỷ tử (cùng 12g), gạo tẻ, gừng và gia vị. Gạo tẻ (50g) đem vo sạch. Cá ngựa và tôm giã nhuyễn. Đem các nguyên liệu nấu cháo. Khi cháo chín, lấy xác vị thuốc bắc kỳ bỏ ra, nêm nếm gia vị. Món này dùng rất tốt cho người hay bị đau lưng và nhức mỏi.
3. Cá ngựa - nhân sâm => trị lãnh cảm, không xuất tinh or xuất tinh không có tinh dịch , rối loạn cương dương
Nguyên liệu gồm: 20g cá ngựa, 20g tôm tươi, 15g nhân sâm, 29g huỳnh kỳ, 30g liên nhục, 16g kỷ tử, cùng 50g gạo thơm và 4g gừng.
Vo sạch gạo, cá ngựa và tôm quết nhuyễn, rồi cho các nguyên liệu cùng lượng nước vừa đủ đem nấu cháo. Nấu vừa chín tới, cho gừng vào, nêm nếm gia vị. Dùng lúc còn nóng ấm. Dùng liên tục mỗi tuần 3-5 lần.
4. Cá ngựa 5g, đương quy 10g, đem nấu với 200 ml, nấu còn lại 50-70 ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày để chữa hen suyễn khò khè.
5 Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy.
Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày cho người viêm thận mạn tính.
6. Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương
7. Cá ngựa từng đôi (cứ 1 con đực 1 con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, suy nhược thần kinh.
8 Cá ngựa 5g, đương quy 10g. Sắc với 200ml nước, lấy 50 - 70ml uống 1 lần trong ngày. Chữa hen suyễn khò khè
9. Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột; bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào. Hấp cách thủy. Ăn một lần trong ngày, dùng liền 15 - 20 ngày. Chữa viêm thận mạn tính
10. Cá ngựa 2 con, gà sống non 1 con, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).
-11. Cá ngựa một đôi, gạo tẻ 50g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương

BTV: NGUYỄN TUẤN AN

Công thức xây dựng thế hệ vàng

Khác biệt lớn nhất của trẻ em Việt Nam và trẻ em cùng độ tuổi ở các quốc gia phát triển là tầm vóc và sự năng động. Dù rất muốn con được phát triển tốt nhất nhưng văn hóa và phương pháp nuôi dạy trẻ tại Việt Nam trong suốt nhiều thập kỷ qua không thay đổi nhiều. Vài năm gần đây, Dinh Dưỡng Vàng và Nuôi Dạy Có Ý Thức là hai cụm từ được nhắc đến thường xuyên và thu hút nhiều phụ huynh quan tâm.

Dinh Dưỡng Vàng là gì?

Khoa học đã khẳng định rằng dinh dưỡng đóng góp 32% tác động đến sự phát triển của con người. Quá trình tăng trưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc của dinh dưỡng từ trong bào thai và sau này. Suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng. Thiếu dinh dưỡng đặc hiệu đến đến các bệnh lý như thiếu máu do thiếu sắt, khô mắt do thiếu vitamin A… và làm chậm tăng trưởng.

Theo Ts. Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia – thì Dinh Dưỡng Vàng là cách nói ví von về chế độ dinh dưỡng đảm bảo và phù hợp với nhu cầu từng lứa tuổi, có giá trị thúc đẩy tối đa sự phát triển thể chất và trí não. Với trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng cơ bản không thể thiếu các chất đạm - vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan; chất bột đường - nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể; chất béo - dưỡng chất cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh…

Ngoài ra, chế độ Dinh Dưỡng Vàng còn phải đảm bảo các vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng vi lượng (canxi, phốt pho, sắt, kẽm, đồng...). Đó là những dưỡng chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng cần thiết cho sự khỏe mạnh của cơ thể cũng như sự hoàn thiện của não bộ.

Dinh Dưỡng Vàng sẽ giảm tác dụng nếu thiếu sự Nuôi Dạy Có Ý Thức 

Tuy Dinh Dưỡng Vàng sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển nhưng sẽ là không hoàn thiện nếu thiếu yếu tố giáo dục, mà cụ thể là phương pháp giáo dục và thái độ học tập. Đó là lý do mà cụm từ Nuôi Dạy Có Ý Thức xuất hiện dùng để chỉ ý thức của phụ huynh trong việc lập kế hoạch Nuôi và Dạy con ngay từ khi... chuẩn bị mang thai.

Ông Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc NXB Alpha books cho rằng, Nuôi Dạy Có Ý Thức là quá trình dài và cần một kế hoạch rõ ràng. Một đứa trẻ có định hướng phát triển sớm chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế hơn trẻ chỉ được học hỏi theo bản năng. Khi được định hướng từ sớm và được tác động theo quá trình từ cha mẹ, ý thức của trẻ sẽ được hình thành một cách hoàn thiện hơn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra khá nhiều chỉ số có ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi người. Trong đó, chỉ số SQ (Social Quotient) – trí tuệ xã hội – được xem như là chiếc chìa khóa thành công của con người. SQ được hiểu là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác. Biểu hiện đầu tiên là khả năng nhận thức về người khác, khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội và cuối cùng là khả năng tự nhận thức bản thân. Nói cách khác, SQ là sự kết hợp một phần của nhận thức, khả năng nhận biết và điều tiết cảm xúc EQ, cùng với sự thông minh (IQ), sáng tạo (CQ) và năng lực xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng. Với các đặc điểm đó, trí tuệ xã hội SQ đóng vai trò quan trọng, tương hỗ liên tục với các chỉ số khác và có tính quyết định trong sự thành công của mỗi người.

Từ các phân tích trên ta có thể thấy, Dinh Dưỡng Vàng và Nuôi Dạy Có Ý Thức – nhằm tạo điều kiện phát triển SQ cho trẻ - là 2 yếu tố cấu thành nên công thức hoàn hảo cho Thế Hệ Vàng trong tương lai.

Dinh Dưỡng Vàng là mục tiêu mới của công ty thực phẩm KIDO nhằm góp phần xây dựng Thế Hệ Vàng cho Việt Nam. Việc ký kết chuyển giao công nghệ với Wel Nutrition Hoa Kỳ mới đây sẽ giúp KIDO nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm dinh dưỡng trẻ em gồm sữa chua, váng sữa, sữa nước, sữa bột… Tất cả sản phẩm dinh dưỡng của KIDO sẽ được Wel Nutrition Hoa Kỳ bảo chứng.

Để da an toàn dưới nắng

Thực hiện theo những lời hướng dẫn sau từ các chuyên gia Canada sẽ giúp làn da bạn an toàn dưới ánh nắng mặt trời.

1. Bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, hãy bôi kem chống nắng; 2. Tránh dùng nước hoa khi ra ngoài nắng, do một số thành phần có thể bị ánh nắng mặt trời làm thay đổi về mặt hóa học, gây phát ban, tăng sắc tố (các đốm đồi mồi); 3. Nên phơi nắng không quá 30-60 phút mỗi ngày, giúp cơ thể tiếp nhận vitamin D; 4. Sau khi đã ra ngoài nắng, hãy bôi một số dầu vitamin E - là một chất chống ô-xy hóa có thể giúp ngăn ngừa các đốm đồi mồi trên da; 5. Hạn chế thuốc chống viêm, vì thuốc có thể khiến da dễ bị bỏng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu cần dùng đến thuốc.

Meo.vn (Theo TNO)

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một bệnh mãn tính có đặc tính là viêm ở da (vảy nến) và xương khớp. Nó cũng có thể gây viêm những vùng khác như mắt, tim, phổi và thận. Bệnh thường xảy ra sau tuổi 40, bất kể đàn ông hay phụ nữ.

Sau đây là một số liệu pháp hỗ trợ cho việc điều trị căn bệnh này.

Dầu cá: Theo tiến sĩ Eric L.Matteson thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ), dầu cá có thể giảm các protein tham gia vào quá trình gây viêm. Ông đề nghị dùng 2.000-3.000 mg mỗi ngày. Tiến sĩ Guy Fiocco thuộc Trung tâm khoa học sức khỏe A&M Texas cho biết người Eskimo có tỷ lệ viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến thấp hơn các nhóm dân số khác một phần nhờ chế độ ăn uống chứa nhiều a-xít eicosapentaenoic, tức dầu cá.

Châm cứu: Tiến sĩ Matteson cho biết liệu pháp châm cứu đã được sử dụng cho tất cả các loại bệnh viêm khớp, kể cả viêm khớp vảy nến. Một số người nói rằng châm cứu giúp họ giảm đau. Kết quả tốt nhất được ghi nhận ở một số khu vực biệt lập, chẳng hạn như viêm khớp đầu gối.

Củ nghệ: Là thành viên của họ gừng, loại gia vị này có thể xoa dịu một số triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến. Đó có thể là do nghệ có tác dụng giảm một số protein gây viêm nhất định, theo ông Matteson.


Dầu cá được cho là có thể kiềm chế căn bệnh này - Ảnh: Shutterstock

Đông dược: Một số loại thảo dược thường dùng trong y học phương Đông có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân viêm khớp. Chẳng hạn, cây lôi công đằng (tên khoa học là Tripterygium Wilfordii) được cho là có tác dụng kháng viêm.

Vitamin D: Một nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy việc thiếu vitamin D thường xảy ra ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 10 bệnh nhân cho thấy 7 người hấp thụ vitamin D giảm được đau khớp, nhưng không có nhóm đối chứng. Thế nên cần nghiên cứu thêm để xác định tác dụng của vitamin D đối với bệnh nhân viêm khớp vảy nến.

L-carnitine: Bắt nguồn từ một a-xít amin, carnitine có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo và được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Những người lành mạnh thường sản xuất đủ carnitine cho chính mình. Có ý kiến cho rằng nó có thể giúp ích cho bệnh nhân viêm khớp vảy nến, nhưng cũng như vitamin D, điều này vẫn cần được chứng minh chắc chắn hơn.

Meo.vn (Theo TNO)

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao đôi khi được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều người thậm chí không biết họ mắc bệnh.

Trong thực tế, Hiệp hội Tim mạch Mỹ báo cáo rằng gần 1/3 người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp. Trong số đó, phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh huyết áp cao sau khi mãn kinh. Bạn có thể kiểm soát được huyết áp mà không cần sử dụng đến dược phẩm, nếu lưu ý một số điều sau đây:


1. Tập thể dục thường xuyên từ 30-90 phút mỗi ngày giúp tim hoạt động ổn định.

2. Hạn chế hoặc chỉ sử dụng lượng nhỏ muối trong các bữa ăn;

3. Tăng cường hoạt động giải trí lành mạnh, giảm căng thẳng cho não bộ; 4. Bổ sung nguồn vitamin C, kali vào chế độ ăn; 5 Hạn chế uống rượu, cà phê, một số nước uống có ga, chất kích thích; 6. Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ/mỗi đêm.

Meo.vn (Theo TNO)

Ngày càng nhiều người Việt trẻ mắc bệnh gút

Xưa gút được coi là “bệnh của vua”, của những quý ông nhà giàu tuổi trên 40. Nhưng naay có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi bị căn bệnh này hơn.

Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM, khẳng định, tình trạng tăng axit uric máu trong cộng đồng hiện khá phổ biến. Bằng chứng là mỗi tuần bệnh viện tiếp nhận điều trị vài chục ca bệnh gút (biểu hiện thường gặp của tăng axit uric), trong khi trước đây chỉ có vài chục ca/năm.

Đặc biệt là tỉ lệ người trẻ tuổi bị mắc gút đang tăng nhanh. Nếu như cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng axit uric trong người dân Việt Nam ước tính chỉ 1% - 2%, chủ yếu là người lớn tuổi, thì hiện nay con số đó đã cao hơn nhiều.

Ước tính khoảng trên 8 triệu người Việt Nam lâm vào tình trạng này. Trong đó khoảng 0,3% người trưởng thành đã mắc bệnh gút, chủ yếu  ở nam giới. Mức tuổi phổ biến đã nới rộng từ trên 40 xuống 20-60. Cá biệt đã xuất hiện những trường hợp dưới 20 tuổi đã bị gút.


Bác sỹ Bùi Thị Thuyết, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E, cho biết một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ hóa bệnh gút là do lối sinh hoạt thoải mái thái quá của các bạn trẻ trong ăn uống và thiếu ý thức giữ gìn sức khỏe.

Thanh niên hiện nay coi ăn nhậu là hình thức giao tiếp chính để giải quyết mọi công việc lớn nhỏ. Bên cạnh đó khi công nghệ thông tin phát triển, thời gian ngồi trước máy tính nhiều khiến cho hoạt động thể chất không đủ, nhịp sinh học bị xáo trộn. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài, kết hợp với stress thì một số chức năng sẽ bị suy giảm tạm thời.

Trong số các bệnh nhân trẻ mắc phải gút, khoảng 20% có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình. Tuy nhiên do hoàn cảnh sinh sống thiếu khoa học mà bệnh gút khởi phát sớm hơn so với trước đây.

Theo bác sĩ Thuyết, chỉ khoảng 25/100 người axit uric cao mới bị gút, còn lại là không triệu chứng. Nhưng nhiều trường hợp cứ thấy bệnh nhân có axit uric cao, bác sĩ thường nghĩ tới gút và cho uống các thuốc điều trị gút. Về lâu dài có hại cho gan, thận. Vì vậy cần có phương thức điều trị riêng cho từng trường hợp.

Bệnh gút (thống phong)  là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric trong máu. Bệnh gồm các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp, hay tái phát. Để xác định bị bệnh gút phải hội đủ hai yếu tố: acid uric cao và đau các khớp, điển hình nhất là khớp ở các ngón chân cái, cổ chân (mắt cá)...

Meo.vn (Theo Dân trí)

Trái cây cho người đái tháo đường

Người đái tháo đường (ĐTĐ) nên chọn loại trái cây có nhiều chất xơ, lượng đường fructose cao, chỉ số đường huyết thấp và nên ăn đúng suất theo nhu cầu năng lượng của mình.


Người đái tháo đường nên chọn loại trái cây có trị số đường huyết thấp

Nguồn dinh dưỡng

Trái cây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý báu như:

- Các loại vitamin A, B, C…

- Muối khoáng như Ca++, Mg++, K+…

- Đường và nhiều chất xơ.

- Các hóa chất sinh học như polyphenol, resveratrol và quercetin, pectin… giúp cho cơ thể chống lại bệnh ung thư, bệnh tim mạch và béo phì…

Với những tính năng có lợi cho sức khỏe như thế thì không có lý do gì nghiêm cấm người đái tháo đường (ĐTĐ) ăn trái cây mỗi ngày. Vấn đề mà người ĐTĐ lo ngại khi ăn trái cây là họ sợ “chất ngọt có trong trái cây sẽ làm cho đường huyết của mình gia tăng và trở nên khó kiểm soát”. Các mối quan ngại khác: không biết nên ăn loại trái cây nào, ăn bao nhiêu và khi nào ăn thì tốt…

- Từ trái cây tươi, người ta có thể đem sấy hay phơi khô để dùng quanh năm, làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống, bảo quản lạnh, đóng lon, ướp đường… rất đa dạng.

Một số khái niệm cần biết

- Chất xơ: có nhiều ở lớp vỏ, lớp dưới vỏ, phần xơ thịt và hạt. Chất xơ có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường, tránh hiện tượng tăng đường huyết quá nhiều sau ăn. Các loại trái cây giàu chất xơ (kể cả lớp vỏ): táo (2,5%), lê (2,1%), mơ (2,1%), trái kiwi (2,1%), quả lựu (3,4%) và trái bơ (6,7%)…

- Chất đường: hai loại đường có nhiều trong trái cây là glucose và fructose. Ăn trái cây chứa nhiều đường glucose sẽ không có lợi cho người ĐTĐ vì nó sẽ làm tăng đường huyết và tăng nhu cầu sử dụng insulin. Khác với glucose, quá trình hấp thu và chuyển hóa đường fructose không đòi hỏi sự hiện diện của insulin. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn loại trái cây nào có nhiều fructose và ít glucose (tỷ lệ fructose/glucose lớn hơn 2) như: táo, lê, ổi và xoài…

- Chỉ số đường huyết-CSĐH (glycemic index- GI): chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường trong máu sau khi dùng một loại thực phẩm nào đó. Người ta lấy bánh mì trắng hoặc glucose làm chuẩn (GI=100) để phân chia CSĐH của thực phẩm thành ba mức: cao (GI từ 70 trở lên), trung bình (GI từ 55-69), thấp (GI từ dưới 55). Nếu ăn trái cây có CSĐH cao sẽ làm cho đường huyết tăng cao ngay sau ăn. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn ăn loại trái cây có CSĐH càng thấp càng tốt.

Điều cần nên lưu ý là CSĐH không tương ứng với vị ngọt. Có nghĩa là không nên dựa vào độ ngọt khi nếm một loại trái cây nào đó để suy ra CSĐH của nó. Trái cây ngọt không đồng nghĩa là nó có CSĐH cao; và ngược lại trái cây lạt không có nghĩa là có CSĐH thấp.

- Suất trái cây: là khối lượng của một loại trái cây hay nước ép nào đó mà sau khi ăn vào có khả năng cung cấp 15g chất đường, tương đương 60Kcalo.

- Trong chế độ ăn hàng ngày, không phải lúc nào cũng có thể cân đo đong đếm chính xác được. Vì thế, ta chỉ có thể ước lượng trung bình một suất trái cây khoảng bao nhiêu mà thôi.

Nên ăn mấy suất trái cây mỗi ngày?

Mỗi ngày người ĐTĐ có thể ăn từ 2 - 4 suất trái cây tùy theo nhu cầu năng lượng trong ngày.

Những người có nhu cầu năng lượng 1.200 - 1.600 Kcalo/ngày: 2 suất.

Đó là các đối tượng sau:

- Phụ nữ tầm vóc nhỏ con hoạt động nhiều.

- Phụ nữ tầm vóc nhỏ đến trung bình muốn giảm cân.

- Phụ nữ tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.

Những người có nhu cầu năng lượng 1.600 - 2.000Kcalo/ ngày: 3 suất.

- Phụ nữ tầm vóc to muốn giảm cân.

- Nam giới nhỏ con có cân nặng bình thường theo chiều cao.

- Nam tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.

- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con muốn giảm cân.

Những người có nhu cầu năng lượng 2.000 - 2.400Kcalo/ngày: 4 suất.

- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con vận động hoặc lao động nhiều.

- Nam lớn con có cân nặng phù hợp chiều cao.

- Phụ nữ tầm vóc trung bình đến lớn con phải vận động hoặc lao động nhiều.

Nên ăn vào lúc nào cho tốt?

- Theo nghiên cứu ở Mỹ, ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa hiệu quả.

- Nếu ăn cơm no rồi mà ăn thêm trái cây, lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị ĐTĐ.

- Nên ăn vào thời điểm giữa hai bữa ăn, khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây nên cách nhau 6 giờ.


Lưu ý:

Chọn loại trái cây tươi tốt hơn là loại khô, đông lạnh hay nước ép. Nếu đường huyết trong giai đoạn tăng khó kiểm soát thì nên hạn chế ăn trái cây.

Hãy biết lắng nghe cơ thể nói, bởi vì thụ cảm của mỗi người không giống nhau. Chẳng hạn, có người chỉ ăn một trái cam nhỏ cũng làm đường huyết tăng cao. Trái lại, có người có thể ăn 2 - 3 trái chuối mà không hề hấn gì, mặc dù người ta biết là chuối có CSĐH cao hơn cam.

(Nguồn Glycemic Index Foundation)

BS.CKI. NGUYỄN THANH HẢI

Meo.vn (Theo SKĐS)

Người đái tháo đường (ĐTĐ) nên chọn loại trái cây có nhiều chất xơ, lượng đường fructose cao, chỉ số đường huyết thấp và nên ăn đúng suất theo nhu cầu năng lượng của mình.

Người đái tháo đường nên chọn loại trái cây có trị số đường huyết thấp

Nguồn dinh dưỡng

Trái cây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý báu như:

- Các loại vitamin A, B, C…

- Muối khoáng như Ca++, Mg++, K+…

- Đường và nhiều chất xơ.

- Các hóa chất sinh học như polyphenol, resveratrol và quercetin, pectin… giúp cho cơ thể chống lại bệnh ung thư, bệnh tim mạch và béo phì…

Với những tính năng có lợi cho sức khỏe như thế thì không có lý do gì nghiêm cấm người đái tháo đường (ĐTĐ) ăn trái cây mỗi ngày. Vấn đề mà người ĐTĐ lo ngại khi ăn trái cây là họ sợ “chất ngọt có trong trái cây sẽ làm cho đường huyết của mình gia tăng và trở nên khó kiểm soát”. Các mối quan ngại khác: không biết nên ăn loại trái cây nào, ăn bao nhiêu và khi nào ăn thì tốt…

- Từ trái cây tươi, người ta có thể đem sấy hay phơi khô để dùng quanh năm, làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống, bảo quản lạnh, đóng lon, ướp đường… rất đa dạng.

Một số khái niệm cần biết

- Chất xơ: có nhiều ở lớp vỏ, lớp dưới vỏ, phần xơ thịt và hạt. Chất xơ có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường, tránh hiện tượng tăng đường huyết quá nhiều sau ăn. Các loại trái cây giàu chất xơ (kể cả lớp vỏ): táo (2,5%), lê (2,1%), mơ (2,1%), trái kiwi (2,1%), quả lựu (3,4%) và trái bơ (6,7%)…

- Chất đường: hai loại đường có nhiều trong trái cây là glucose và fructose. Ăn trái cây chứa nhiều đường glucose sẽ không có lợi cho người ĐTĐ vì nó sẽ làm tăng đường huyết và tăng nhu cầu sử dụng insulin. Khác với glucose, quá trình hấp thu và chuyển hóa đường fructose không đòi hỏi sự hiện diện của insulin. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn loại trái cây nào có nhiều fructose và ít glucose (tỷ lệ fructose/glucose lớn hơn 2) như: táo, lê, ổi và xoài…

- Chỉ số đường huyết-CSĐH (glycemic index- GI): chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường trong máu sau khi dùng một loại thực phẩm nào đó. Người ta lấy bánh mì trắng hoặc glucose làm chuẩn (GI=100) để phân chia CSĐH của thực phẩm thành ba mức: cao (GI từ 70 trở lên), trung bình (GI từ 55-69), thấp (GI từ dưới 55). Nếu ăn trái cây có CSĐH cao sẽ làm cho đường huyết tăng cao ngay sau ăn. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn ăn loại trái cây có CSĐH càng thấp càng tốt.

Điều cần nên lưu ý là CSĐH không tương ứng với vị ngọt. Có nghĩa là không nên dựa vào độ ngọt khi nếm một loại trái cây nào đó để suy ra CSĐH của nó. Trái cây ngọt không đồng nghĩa là nó có CSĐH cao; và ngược lại trái cây lạt không có nghĩa là có CSĐH thấp.

- Suất trái cây: là khối lượng của một loại trái cây hay nước ép nào đó mà sau khi ăn vào có khả năng cung cấp 15g chất đường, tương đương 60Kcalo.

- Trong chế độ ăn hàng ngày, không phải lúc nào cũng có thể cân đo đong đếm chính xác được. Vì thế, ta chỉ có thể ước lượng trung bình một suất trái cây khoảng bao nhiêu mà thôi.

Nên ăn mấy suất trái cây mỗi ngày?

Mỗi ngày người ĐTĐ có thể ăn từ 2 - 4 suất trái cây tùy theo nhu cầu năng lượng trong ngày.

Những người có nhu cầu năng lượng 1.200 - 1.600 Kcalo/ngày: 2 suất.

Đó là các đối tượng sau:

- Phụ nữ tầm vóc nhỏ con hoạt động nhiều.

- Phụ nữ tầm vóc nhỏ đến trung bình muốn giảm cân.

- Phụ nữ tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.

Những người có nhu cầu năng lượng 1.600 - 2.000Kcalo/ ngày: 3 suất.

- Phụ nữ tầm vóc to muốn giảm cân.

- Nam giới nhỏ con có cân nặng bình thường theo chiều cao.

- Nam tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.

- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con muốn giảm cân.

Những người có nhu cầu năng lượng 2.000 - 2.400Kcalo/ngày: 4 suất.

- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con vận động hoặc lao động nhiều.

- Nam lớn con có cân nặng phù hợp chiều cao.

- Phụ nữ tầm vóc trung bình đến lớn con phải vận động hoặc lao động nhiều.

Nên ăn vào lúc nào cho tốt?

- Theo nghiên cứu ở Mỹ, ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa hiệu quả.

- Nếu ăn cơm no rồi mà ăn thêm trái cây, lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị ĐTĐ.

- Nên ăn vào thời điểm giữa hai bữa ăn, khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây nên cách nhau 6 giờ.

Lưu ý:

Chọn loại trái cây tươi tốt hơn là loại khô, đông lạnh hay nước ép. Nếu đường huyết trong giai đoạn tăng khó kiểm soát thì nên hạn chế ăn trái cây.

Hãy biết lắng nghe cơ thể nói, bởi vì thụ cảm của mỗi người không giống nhau. Chẳng hạn, có người chỉ ăn một trái cam nhỏ cũng làm đường huyết tăng cao. Trái lại, có người có thể ăn 2 - 3 trái chuối mà không hề hấn gì, mặc dù người ta biết là chuối có CSĐH cao hơn cam.

(Nguồn Glycemic Index Foundation)

BS.CKI. NGUYỄN THANH HẢ

Phòng ngừa loãng xương

Điều trị loãng xương khá khó khăn và tốn kém. Hi vọng 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt nhất dù rằng bước vào tuổi 20, bộ xương của chúng ta gần như đã phát triển đầy đủ.

Thận trọng khi dùng thuốc

Nguy cơ gây loãng xương cao nhất thuộc về cortisol. Thuốc làm rối loạn sự đồng hoá canxi và kìm hãm quá trình hình thành mô xương.

Nếu trong đơn thuốc có kê dùng cortisol trong thời gian dài, hãy cố gắng hạn chế liều dùng hàng ngày dưới 7,5mg. Trong trường hợp liều dùng bắt buộc phải cao hơn 7,5mg, hãy bổ sung thêm vitamin D, canxi để phòng ngừa bệnh loãng xương.


Ưu tiên can-xi

Can-xi quan trọng không chỉ bởi vì nó cấu thành xương mà còn bởi vì nó ngăn chặn sự loãng xương, giảm mật độ xương. Thực vậy, khi nồng độ can-xi trong máu giảm, cơ thể sẽ sản xuất hormon Parathormon có nhiệm vụ “giải phóng” can-xi (phần lớn từ xương) chuyển vào trong máu. Quá trình di chuyển này làm giảm hàm lượng canxi trong xương, lâu ngày gây bệnh loãng xương.

Người lớn trung bình cần 1g can-xi mỗi ngày. Có thể bổ sung can-xi bằng các sản phẩm từ sữa hay từ một thực phẩm có chứa can-xi như chuối, tỏi tây, súp lơ xanh, kiwi, cải chíp, cua biển…

Lưu ý chế độ ăn uống

Chỉ số khối lượng cơ thể BMI quá thấp cũng có thể thúc đẩy chứng loãng xương. Thông thường, nên duy trì chỉ số BMI từ 20-25 và nếu phải giảm một chút cân nặng, hãy đề cao nguyên tắc cân bằng: không lạm dụng chất xơ, không “tuyệt thực” protein cũng như can-xi.

Theo dõi hoóc-môn

Giảm sản xuất oestrogen liên quan tới tuổi mãn kinh ở nữ giới gây ra sự thay đổi trong thành phần xương. Các tế bào huỷ xương (oeteoclast) tăng lên chính là thủ phạm làm giảm mật độ xương. Còn ở nam giới, thời kỳ tắt dục với sự giảm các hoóc-môn sinh dục cũng khiến xương yếu, giòn và dễ gãy hơn.

Thực tế, điều trị mãn kinh không được xem như một biện pháp phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên, khoa học cũng chứng minh được rằng nếu như một đơn thuốc với liều lượng hợp lý dành cho tuổi mãn kinh như điều trị chứng bốc hoả, nguy cơ loãng xương có thể giảm đi một nửa.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ canxi. Nếu thiếu vitamin D, xương sẽ trở nên giòn và yếu. Ở người lớn, quá ít vitamin D sẽ dẫn tới dị dạng xương và loãng xương.

Có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm. Khi vào cơ thể, vitamin D được hấp thu trong ruột non kèm theo chất béo rồi được đưa vào máu. Tuy nhiên, vitamin D có ít trong thực phẩm tự nhiên trừ một vài loại cá biển béo (nhất là trong gan của chúng).

Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng thuốc. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này.

Tránh xa những kẻ thù của xương

Thuốc lá và rượu kích thích quá trình “mất xương”. Cafein làm tăng sự bài tiết canxi qua đường tiết niệu. Chất xơ gây rối loạn quá trình hấp thụ can-xi của xương.

Hãy cố gắng cai thuốc lá. Với rượu, tốt nhất không nên uống quá 3 ly rượu/ngày. Khi bạn tiêu thụ chất xơ (rau xanh, ngũ cốc thô…), hãy lựa chọn những thực phẩm giàu can-xi trong bữa ăn kế tiếp. Uống café, trà với liều lượng vừa phải.

“Kết bạn” cùng mặt trời

Trong cơ thể, bình thường dưới da có sẵn các tiền vitamin D. Dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng, các tiền vitamin D3 sẽ dược hoạt hoá thành vitaminD3. Sau đó, vitaminD3 được hấp thu trực tiếp bởi mạch máu.

Lượng vitamin D3 được hấp thụ nhờ ánh nắng chiếm tới 50 - 80% nhu cầu cơ thể. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng tắm nắng là một trong những biện pháp hữu hiện để kích thích vitamin D dưới da phát triển, cung cấp cho cơ thể phòng tránh bệnh loãng xương.

Thời điểm phơi nắng tốt nhất vào mùa hè là từ 6 đến 9 giờ sáng và chỉ cần phơi nắng 15 phút là đủ cho mỗi ngày. Thêm vào đó, ánh nắng chiếu trên đỉnh đầu sẽ giúp cơ thể chúng ta hấp thụ canxi nhiều hơn.

Đo chiều cao

Thước đo là một trong những công cụ phát hiện bệnh loãng xương. Giảm 4cm so với chiều cao lúc còn trẻ là một triệu chứng của lún cột sống, một trong những biến chứng của bệnh loãng xương.

Hàng năm, hãy đo lại chiều cao cơ thể. Nếu như bạn có cảm tưởng mình đang bị lùn đi, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên ngành xương.

Duy trì sự cân bằng

Gãy xương là biến chứng nghiêm trọng của bệnh loãng xương. Chính vì vậy, luôn duy trì sự cân bằng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn chặn sự “mất xương”.

Để duy trì sự cân bằng cho cơ thể, mỗi ngày, hãy cố gắng luyện tập vài lần động tác sau: đứng trên một chân trong vài giây và mở mắt ra, vài giây sau lại nhắm mắt vào, sau đó lặp lại động tác ở chân kia.

Vận động thể chất

Vận động thể chất thường xuyên giúp bảo vệ hệ xương: kích thích sự hình thành xương và tăng cường cơ bắp nên tránh được nguy cơ gãy xương, rạn nứt xương.

Đi bộ chính là hình thức vận động rất tốt. Lý tưởng nhất là đi bộ 30 đến 40 phút mỗi ngày.

Meo.vn (Theo Sante)