Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Có chàng rể Tây đi lễ cùng gia đình vợ đã khấn bằng tiếng Anh vì tin rằng "các vị thần cũng có phiên dịch".
Chọn ngày tổ chức lễ cưới cũng là một trong những kỷ niệm đáng nhớ ghi dấu ấn đặc biệt trong hành trình của chàng rể Tây.
"Nhưng nhớ nhất lúc đi đón dâu. Theo tục lệ là mẹ chồng không được đi đón con dâu. Nghe tôi nói vậy mặt mẹ chồng buồn thiu và hỏi: Thế mẹ không được dự đám cưới của con à? Nhìn thương quá nên mình tặc lưỡi: Sau này mà có chuyện gì là tại mẹ đấy!” - chị kể thêm.
Quen nhau và đã tổ chức lễ kết hôn tại Pháp trong thời gian đi du học, vì vậy lễ cưới tại Việt Nam của chị Minh Thúy và anh Alex dẫu chỉ là lễ “lại mặt” nhưng vẫn được tổ chức rất hoành tráng.
Nghe nhắc đến Tết, giọng Adam rất hồ hởi: “Tôi đã khám phá được rất nhiều điều thú vị trong Tết ta kể từ khi được làm rể Việt".
Như chứng minh cho lời chồng nói, chị Oanh chia sẻ: “Đón cái Tết đầu tiên cùng gia đình nhà vợ, thứ gì cũng lạ lẫm nhưng Adam đã làm quen rất nhanh. Đặc biệt mẹ và các chị tôi rất phục về khả năng đi lễ chùa của anh ấy”.
Rồi chị kể thêm: “Năm đầu tiên, anh ấy hăm hở đi lễ cùng cả nhà. Mình đưa cho một tập tiền 200 đồng bảo vào lễ rồi để lại từng bàn. Anh chàng cũng đi đến từng bàn, từng bệ để tiền rồi lại quỳ xuống khấn vái rất thành tâm làm cho tất cả mọi người đi lễ tại chùa hôm ấy đều rất tò mò và xì xào bàn tán. Tôi cũng thấy rất ngạc nhiên.
Đến ngày thứ 3 sau khi được dẫn đi rất nhiều nhà họ hàng, đến nhà ai tôi cũng chỉ cho anh thấy “lộc” ở góc nhà anh mới như hiểu ra. Từ đấy trong 3 ngày đầu năm, anh luôn giữ việc quét nhà. Lúc nào cầm chổi anh cũng bảo: “Đón lộc đón lộc đầu năm”.
Gia đình nhà bà Nguyễn Thị Hồng (phố Hoàng Hoa Thám) cũng đã có những nụ cười vui vẻ đầu năm từ cậu rể Tây người Pháp trong lần đầu tiên anh về lễ nhà vợ. Đi đâu anh cũng luôn miệng “Chúc mừng năm mới” rồi hăm hở đi “phát” lì xì cho từng người.
Nhưng khổ nỗi anh chàng không phân biệt được ai thì gọi là “mừng thọ”, “mừng tuổi” rồi “lì xì” thành ra sau lời “Chúc mừng năm mới”, anh buông luôn một câu: “lì xì này” với cả bố mẹ vợ.
Năm mới đầu tiên làm rể Việt của Philip cũng mang đến cho anh những cảm nhận rất lạ. Đi chúc Tết họ hàng cùng vợ đến đâu anh cũng được mời cơm. Ai cũng ưu tiên gắp cho anh những miếng thịt gà rất ngon. Nhưng anh lại thực sự thấy rất khó chịu vì điều đó.
Anh bảo: “Ở Mỹ nếu có ai đó đưa vào bát ăn của mình như vậy là thiếu tôn trọng. Nhưng rồi sau được vợ giải thích tôi mới hiểu rằng hóa ra ai cũng quý mình mà. Tôi thực sự thấy vui vì điều đó”.
Và trên một diễn đàn, một thành viên cũng chia sẻ: “Đến bây giờ, sau 3 cái Tết ở Việt Nam, mỗi khi thấy vợ mệt mỏi vì chuẩn bị Tết mà kêu lên “Tết nhất” anh vẫn luôn giơ tay và cười thật tươi: “Đúng rồi tết – numberone. Cảm nhận được sự háo hức về Tết, về năm mới của một người nước ngoài như anh mình lại thấy “vui như Tết”.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: Ăn Tết Việt, rể Tây khấn bằng tiếng Anh (https://www.meo.vn/an-tet-viet-re-tay-khan-bang-tieng-anh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.