9 tín hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Một số dấu hiệu phát ra từ thai nhi phản ánh “tín hiệu lâm nạn” của chúng. Khi bạn nhận ra các tín hiệu đó, cần hiểu và nhanh chóng xử lý để tránh các tác động lớn.

Bào thai phát triển trong bụng mẹ và mỗi người phụ nữ luôn có những cảm nhận sâu sắc mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được sự phát triển của thai nhi. Một số dấu hiệu phát ra từ thai nhi phản ánh “tín hiệu lâm nạn” của chúng. Khi bạn nhận ra các tín hiệu đó, bạn cần hiểu và nhanh chóng xử lý để tránh các tác động lớn.

SOS 1: Đau bụng - Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sẩy thai, thai ngoài tử cung

Trong quá trình mang thai, ở một số giai đoạn người phụ nữ sẽ cảm thấy đau nhẹ ở bụng, hầu hết các triệu chứng là bình thường. Nhưng nếu nó là đau bụng đột ngôt, và co thắt thì bạn cần phải hết sức chú ý. Trong kỳ đầu mang thai, đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo thì có thể là cảnh báo sớm, đe dọa sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung.

SOS 2: Chảy máu âm đạo – Tiềm năng nguy hiểm thai ngoài tử cung, sẩy thai, bong nhau non

Trong kỳ đầu mang thai, nếu bạn thấy có một lượng nhỏ máu ở âm đạo thì cần phải siêu âm để xác định nguyên nhân ngay lập tức. Đó có thể là tiềm ẩn nguy cơ thai ngoài tử cung. Với những người cấy thai thì cũng cần lưu ý triệu chứng này để xác định tình trạng thai nhi.

Đây cũng là một trong những triệu chứng chính đe dọa sẩy thai. Các bà mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn và uống thuốc theo đơn của bác sỹ. Đồng thời kết hợp nghỉ ngơi tại giường để giữ lại thai nhi.

SOS 3: Thay đổi chuyển động của thai nhi – Cảnh báo tình trạng thiếu oxy của thai nhi

Chuyển động của thai nhi là một hoạt động sinh lý bình thường của bào thai, những cảm nhận của thai nhi có thể thấy được trong thai kỳ ở khoảng 18 đến 20 tuần. Tùy thuộc vào điều kiện khác nhau, bào thai có thể chuyển động mạnh yếu khác nhau. Thông thường, trong môi trường yên tĩnh thì bào thai chuyển động nhẹ nhàng, còn trong một số không gian kích thích thì chuyển động mạnh và nhanh hơn.

Nếu một thai nhi đột nhiên im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì nó cảnh báo tình trạng thai nhi bị thiếu oxy.

SOS 4: Nhịp tim thai bất thường – Phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai

Nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120 ~ 160 lần mỗi phút. Nếu có tình trạng giảm chuyển động bào thai như SOS 3 thì cần chú ý thường xuyên hơn đến nhịp tim thai. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.

Lưu ý là các vị trí nghe tim tim thai cần đúng theo quy định của bác sỹ và đúng thời gian chuyển động. Nếu không cẩn thận, lắng nghe tim thai không đúng thời điểm và vị trí sẽ phản ánh sai tình trạng.

SOS 5: Bất ngờ chảy sữa trong thai kỳ - Liên quan tới chức năng nhau thai và phát triển của thai nhi

Một số bà mẹ có dấu hiệu chảy sữa sớm trong thai kỳ, đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu như tiết sữa kèm theo đau bụng và chảy máu âm đạo, đặc biệt là người có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần hết sức lưu ý vì có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu. Mức độ prolactin cao ức chế một số hoạt đông, tiết ra nội tiết tố tuyến yên, ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai. Khi đó cần thực hiện kiểm tra nội tiết để điều trị kịp thời.

SOS 6: Ngứa - Ứ mật thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh… Do đó phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm ngứa trong phòng thí nghiệm để được phát hiện điều trị sớm.

SOS 7: Tăng huyết áp và phù nề - Hội chứng mang thai gây cao huyết áp

Cái gọi là hội chứng mang thai gây ra cao huyết áp nói đến quá trình mang thai, tăng huyết áp, protein niệu và phù nề. Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở tuần thai 20. Nó gây ra tình trạng tăng huyết áp người già primiparous cho bà mẹ và nguy cơ trẻ mắc bệnh này cao gấp năm lần người mẹ.

SOS 8: Chiều cao tử cung phát triển ít – thai tăng trưởng chậm trong tử cung

Chiều cao tử cung có thể được theo dõi để xác định kích thước của thai nhi là bình thường. Ở thai kỳ 21 – 34 tuần, bề cao tử cung phát triển nhanh hơn một chút. Sau tuần 34 tăng trưởng chậm lại. Nếu tốc độ tăng trưởng ít hơn đáng kể so với các tiêu chí quy định thì nên nghi ngờ thai tăng trưởng chậm phát triển.

SOS 9: Quá nhiều hoặc quá ít nước ối - thai bất thường

Nước ối là một trong những yếu tố duy trì tình trạng sống của thai nhi. Quá nhiều hoặc quá ít nước ối có thể là một dấu hiệu tình trạng không khỏe mạnh của thai nhi. Nước ối có thể chỉ ra hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch và một số khía cạnh khác bất thường. Nếu ít ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi, thận thai nhi không đầy đủ.

Meo.vn (Theo afamily)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: 9 tín hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm (https://www.meo.vn/9-tin-hieu-canh-bao-thai-nhi-gap-nguy-hiem.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *