Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Sữa đậu nành có thành phần dưỡng chất gần giống sữa bò. Uống sữa đậu nành có thể dự phòng bệnh mất trí nhớ tuổi già hoặc chứng hen suyễn. Đối với bệnh nhân thiếu máu, đậu tương còn tốt hơn sữa bò nhờ khả năng nâng cao sức đề kháng, chứa ít chất béo bão hòa và không chứa cholesteron. Đậu nành cung cấp nhiều vitamin E và lecithin. Đậu nành không chứa casein, đặc biệt là an toàn cho người không dung nạp với thành phần lactose hoặc dị ứng với các loại sữa khác.
Những người trẻ tuổi dùng các sản phẩm đậu tương chế biến hàng ngày sẽ tránh được mụn nhọt, nổi mề đay, giữ được làn da luôn tươi trẻ.
Tuy vậy, nếu dùng sai cách, thứ thực phẩm vốn rất có lợi này sẽ có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Không uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc. Người lớn không nên nuống quá 500ml/ngày vì các dưỡng chất trong sữa sẽ không thể hấp thu trọn vẹn và sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ bị đau bụng
2. Đun không sôi: Trong đậu tương có chất ức chế men phân giải protein, khi chế biến thành sữa đậu nành nếu không đun kỹ, người uống sẽ thấy buồn nôn, nôn hoặc đi ngoài tháo dạ
3. Không uống chung sữa đậu nành với đường đỏ. Đường đỏ có nhiều acid hữu cơ, khi kết hợp với protid và calci trong sữa đậu nành sẽ tạo thành hợp chất biến tính làm mất dưỡng chất của sữa, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không bảo quản trong phích, bình bảo ôn: Vì một chất trong đậu tương có khả năng khử và hòa tan cặn bám dưới đáy phích, bình giữ nhiệt, thêm vào đó dưới điều kiện nhiệt độ thích hợp, các vi khuẩn trong bình bảo ôn và phích sẽ phát triển nhanh nhờ dưỡng chất trong đậu nành, khiến sữa biến chất trong vòng 3-4 tiếng.
5. Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc. Đặc biệt các thuốc kháng sinh như Teracycline, Erythromycine…sẽ làm phân hủy các dưỡng chất có trong sữa
6. Uống chung sữa đậu nành với trứng. Lòng trắng trứng sẽ kết hợp với Tripsin của sữa tạo thành hợp chất kết tủa gây khó tiêu và làm mất đi các dưỡng chất trong sữa.
7. Không uống khi đói: Phần lớn protein trong sữa đậu nành chuyển hóa thành nhiệt lượng khi vào cơ thể và nhanh chóng tiêu hao nên nếu dùng khi đói sẽ mất tác dụng. Khi uống sữa đậu nành nên ăn nhẹ một chút bánh bao, bánh mỳ hay những thực phẩm có tinh bột, nhờ đó cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
8. Người có tì vị yếu, thường hay đầy bụng, ăn khó tiêu, ợ chua, đi tiểu đêm, đau dạ dày, chức năng thận kém, sỏi thận, gout cũng nên hạn chế uống sữa đậu nành vì không có lợi cho sức khỏe.
Meo.vn (Theo Benh)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: 8 Không với sữa đậu nành (https://www.meo.vn/8-khong-voi-sua-dau-nanh.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.