5 kỹ năng con cần phải học – Phần 1

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Trẻ con ngày nay có nhiều kỹ năng kinh khủng - chẳng hạn như lướt web nhoay nhoáy, ngoại ngữ làu làu... Nhưng đồng thời nhiều bé cũng thiếu những kỹ năng cần thiết giúp giao tiếp với những người xung quanh, đáp lại cảm xúc của chính mình hay thương lượng giải quyết xung đột để có thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài và đạt được thành công trong học tập.

Khi một đứa trẻ nhỏ vật lộn để tự mặc quần - kể cả khi hai chân vào một ống - hoặc cố xúc thức ăn lên miệng mà không làm rơi vãi (quá nhiều) ra sàn nhà, bạn cảm thấy trong lòng dâng lên niềm tự hào: Con đang học cách tự làm mọi thứ! Và khi bé lớn hơn chút nữa, giải quyết được hết bài tập về nhà trong tình trạng không cuống quít hay không phải vì bị bắt ép, hoặc khi bé bày bạn cách cài thêm phần mềm vào chiếc PDA mới của mình, bạn muốn khóc vì biết ơn.

Trẻ con ngày nay có nhiều kỹ năng, nhưng thế là đã đủ giúp chúng chiến thắng trong cuộc sống? (Ảnh: Inmagine)

Như đã nói ở trên, trẻ con ngày nay, nếu muốn, có thể có nhiều kỹ năng kinh khủng. Nhưng thế thôi có khi cũng chưa đủ - chúng cần thành thục nhiều điều hơn là tự chăm sóc bản thân hay dùng thành thạo những thiết bị đời mời để có thể hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Khả năng kiềm chế những cơn xúc động bộc phát, trì hoãn sự hài lòng, xác định và kiểm soát cảm xúc của mình là những kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ xã hội là khả năng liên kết với người khác, đáp lại những cảm xúc và tín hiệu của họ, cũng như thương lượng dàn xếp xung đột với họ. Học được những kỹ năng này rất quan trọng, không chỉ giúp con có bạn để cùng chia sẻ mà còn giúp con học tốt hơn ở trường.

Dưới đây là năm kỹ năng như vậy, giúp con sẵn sàng cho cuộc sống.

Kỹ năng 1 – Học cách… thua

Không mẹ nào muốn con mình thua cuộc, chẳng giỏi thứ gì, nhưng chắc chắn cũng không muốn con hiếu thắng ganh đua đến mức chả ai chơi cùng, khó hòa nhập với xã hội. Học cách thua theo đúng nghĩa đen, kiểm soát được và sau đó phục hồi trở lại là điều rất quan trọng để đạt được hạnh phúc. Hãy nghĩ mà xem: dạy con cách thua dần dần sẽ giúp bạn tránh được cảnh bé sinh thói muốn gì được nấy, gào khóc hờn dỗi vì món gì đó mà quả thật bạn không thể cho bé.

Với trẻ nhỏ: Bố mẹ hãy là một hình mẫu biết chấp nhận thua cuộc bằng cách nói những điều như “Ôi, con thắng đứt mẹ rồi! Vui thật con nhỉ. Mình chơi lại nhé.” Bạn có thể nhường nhịn cho bé con đang tuổi mẫu giáo của mình thắng nhiều lần, nhưng sau đó hãy dần dần giảm bớt đi - đó là lời khuyên của Tiến sĩ Erika Rich, một nhà tâm lý học trẻ em ở Los Angeles, người đang điều hành những nhóm kỹ năng xã hội cho trẻ nhỏ. Khi bạn thắng, hãy bảo với con rằng, “Lần này mẹ thắng rồi, nhưng con đã cố gắng hay lắm.” Nếu bé có vẻ khó chịu, hãy giải thích rằng không ai muốn thua cuộc cả, nhưng thắng thua là điều thường tình xảy ra khi chơi, và người duy nhất thật sự thua cuộc là người đã không hề cố gắng.

Theo Tiến sĩ Rich thì: “Bắt đầu từ khoảng 5 tuổi, bạn không nên ‘nhường’ cho con thắng suốt nữa. Đã đến lúc bạn dạy bé trải nghiệm là người thua, kể cả khi điều đó có nghĩa là một trận làm giặc làm giã đi nữa.” Có thể sẽ phải mất không ít thời gian, nhưng nhất định rồi con bạn sẽ hiểu được vấn đề.

Với những bé lớn hơn: Lên 8 tuổi, hầu hết trẻ đã có nhiều tiến bộ trong việc chấp nhận thắng và thua. Tuy vậy một số trẻ vẫn không như vậy do ở tuổi đi học - giống như nhiều người trưởng thành - các bé có thể trở nên tập trung vào kết quả của một quá trình (được ngồi cạnh một người bạn, được là người đầu tiên vào đội tuyển, có điểm cao nhất…) dẫn đến việc chúng không còn cảm thấy niềm vui khi thực hiện công việc hay tham gia trò chơi nữa – đó là ý kiến của Tiến sĩ Pam Schiller.

Hãy nhắc con về những niềm vui đạt được khi chơi đùa, thi đấu... (Ảnh: Inmagine)

Mẹo ở đây là giúp bé rời mắt khỏi giải thưởng. Nếu đội của con để thua một trận đá bóng chẳng hạn, hãy nói rằng, “Đội của các con không thắng trận này, nhưng con có thích ra chơi với các bạn khác trong đội chứ? Con có thích lúc các bố mẹ cổ vũ cho con không? Con có thích được đá bóng trên sân rộng thế không?...” Mục đích của những câu hỏi này, tiến sĩ Schiller nhấn mạnh, là “giúp trẻ thoát khỏi suy nghĩ rằng nếu chúng không thắng được thì trò chơi chẳng có gì là vui thú cả.”

Mời xem tiếp: Kỹ năng hòa nhập | Kỹ năng lên tiếng vì quyền lợi chính đáng

<!]]>

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: 5 kỹ năng con cần phải học – Phần 1 (https://www.meo.vn/5-ky-nang-con-can-phai-hoc-phan-1.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *