Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Người ta rất dễ quên đi tầm quan trọng của xương cho đến khi bị gãy xương hoặc bị mắc chứng loãng xương lúc tuổi già. Trong thực tế, có thể bạn không thực sự xem xương cốt là một nguồn tài nguyên cần bảo vệ và nuôi dưỡng suốt đời.
Nhưng bạn biết không? Có một vài điều bất ngờ ẩn giấu bên trong những đốt xương của bạn, và những thói quen thời trẻ thậm chí có thể ảnh hưởng đến xương ở tuổi già. Hãy đọc để tìm hiểu thêm về những mô sống này!.
Hãy lập “tài khoản tiết kiệm” cho xương
Bạn muốn xương “sinh sôi nảy nở”? Hãy bắt đầu “gửi ngân hàng” ngay bây giờ đi!
Chơi thể thao, nâng tạ, chạy, và gần như bất kỳ hoạt động nào khiến cơ bắp vận động cũng sẽ kích thích xương sản sinh ra nhiều khoáng chất hơn, chắc khoẻ và có mật độ xương cao hơn. Do mật độ xương ở mức cao nhất vào khoảng 30 tuổi và sau đó bắt đầu tuột dốc, bạn càng tích lũy nhiều lúc trẻ thì lúc già càng có nhiều xương để “xài”. Hãy xem nó như là tài khoản xương “hưu” 401(k) của bạn.
“Khi bạn tích luỹ được nhiều trong ‘ngân hàng’ trước khi xương bắt đầu bị hao hụt, xương bạn sẽ không bị loãng nhiều đến mức nứt gãy”, Bác sĩ Felicia Cosman, giám đốc lâm sàng của Tổ chức Loãng xương Quốc gia cho biết.
Xương có sự sống
Tuy trông như đá nhưng xương là một vật chất sống. Thực ra, một nhóm các tế bào (gọi là nguyên bào xương) liên tục sản sinh ra xương mới, trong khi một nhóm thứ hai (gọi là osteoclasts) phá hủy xương bằng cách “nuốt” nó y như trong game Pac-Man. Cuộc tranh đấu liên tục giữa việc sản sinh và phá hủy này được gọi là quá trình tái cấu trúc xương.
Đó là lý do xương tái tạo lại được sau khi gãy, phát triển nhanh chóng trong giai đoạn trưởng thành, và, thật đáng buồn, thoái hoá đi sau đó khi cán cân nghiêng về phía quá trình phá hủy do tuổi tác.
Không “thấy tháng”? Rắc rối lớn rồi đây
Không “thấy tháng” sẽ mang đến rắc rối với xương của bạn. Những phụ nữ trẻ có chu kỳ kinh đột nhiên trở nên thất thường, sẽ gặp phải một sự sụt giảm hormone giống như đến thời kỳ mãn kinh, dẫn đến mất xương. Chứng biếng ăn có thể đặc biệt gây hại cho xương, do làm ngăn trở chu kỳ kinh nguyệt.
“Nếu phụ nữ không có kinh hoặc có kinh ít hơn bình thường thì cũng giống như trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi 20 hoặc 30 thay vì 50 vậy “, Tiến sĩ Cosman nói. Và quá trình sụt giảm estrogen kèm theo sẽ khiến cho quá trình tái tạo xương tăng tốc và trở nên mất cân bằng. “Số xương bị phân huỷ sẽ vượt quá số xương được phục hồi,” bà giải thích.
Xương là những đơn vị lưu trữ
Bạn muốn có thêm khoáng chất? Hãy tìm trong xương. Nếu cần canxi bởi vì bạn đang cho con bú chẳng hạn, cơ thể sẽ giải phóng thêm canxi từ xương trong một quá trình có lợi cho em bé và không làm tổn thương người mẹ.
Vấn đề duy nhất là đôi khi các chất độc hại như chì hay thủy ngân cũng có thể đọng lại trong các đơn vị lưu trữ của xương. “Xương là nguồn lưu trữ canxi và phosphate, và nó cũng chứa cả các chất như kim loại nặng ở nồng độ thấp trong thời gian dài,” tiến sĩ Cosman giải thích.
Tuy nhiên, có rất ít khả năng những chất được xương lưu trữ – cả tốt và xấu – sẽ có lúc nào đó được giải phóng với số lượng lớn, gây ra vấn đề cho sức khỏe, bà nói.
Bia rượu không tốt cho xương
Uống quá nhiều bia rượu làm tổn thương gan, não và các bộ phận khác của cơ thể. Rượu cũng có thể gây ra vấn đề lớn đối với xương.
Những người nghiện rượu nặng có xu hướng giảm mật độ xương, đến một lúc nào đó sẽ gọi là thiếu xương.
Đây là một tình trạng nhẹ hơn loãng xương, nhưng nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên trong thời gian dài có thể gây ra thiếu hụt canxi và giảm mật độ xương nghiêm trọng hơn, gọi là chứng loãng xương. Hút thuốc cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh loãng xương.
Thừa cân giúp xương khoẻ hơn
Nghe thì có vẻ mâu thuẫn, nhưng thừa cân – tuy không tốt cho sức khỏe của bạn trong nhiều phương diện – lại có thể thực sự làm cho xương mạnh mẽ hơn, mặc dù các nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất với nhau.
Cũng như tập thể dục và vận động cơ bắp khiến cho xương chắc khoẻ hơn, cơ thể bạn có thể tìm cách thích ứng với trọng lượng thừa bằng cách tạo ra khoáng xương nhiều hơn nữa để có thể nâng đỡ nổi cơ thể.
Có một vấn đề – nếu bạn tăng cân ở bụng, điều đó sẽ thực sự làm làm tăng nguy cơ loãng xương. Hãy đọc tiếp.
Mỡ bụng gây hại cho xương
Mỡ bụng gây hại cho xương bằng cách nào được chứ? Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ tiền mãn kinh với lượng mỡ bụng dư thừa phải chịu nhiều nguy cơ loãng xương hơn.
Đó là bởi vì: mỡ bụng khác với thứ tích tụ ở đùi hoặc mông bạn.
Mỡ bụng là chất béo thực sự có hại và diễn ra quá trình trao đổi chất rất mạnh, “Tiến sĩ Cosman nói. “Nó tạo ra tất cả các loại hormone có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, và kết quả cuối cùng là lượng xương bị phân huỷ tăng lên.”
(Còn tiếp)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: 13 điều bất ngờ về hệ xương chắc khỏe (P.1) (https://www.meo.vn/13-dieu-bat-ngo-ve-he-xuong-chac-khoe-p-1.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.