Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
(Webtretho) Mỗi người trong cuộc đời của mình đều có những thời điểm nhạy cảm với những chủ đề khác nhau. Trong dịp năm mới này, chắc hẳn bạn không muốn bị xem là “vô duyên” khi lỡ dại miệng nói phạm vào những điều nhạy cảm của người khác. Với một bà mẹ đang mang thai, đó là những chủ đề nào, và bạn nên tránh nói điều gì?
“Không phải chị ‘vỡ kết hoạch’ đấy chứ?”
Chuyện bà mẹ tương lai này đã lên kế hoạch mang thai hay có thai ngoài dự định thực ra cũng chẳng khác gì nhau nếu cô ấy thông báo tin này cho bạn với một tâm trạng thoải mái và hạnh phúc. Đơn giản là bạn đang được chia sẻ một tin vui, vì thế đừng thắc mắc chuyện không liên quan đến mình làm gì, cũng đừng cố gắng hài hước, bạn chỉ cần nói “Ôi, chúc mừng chị nhé!”
Câu nói hợp lý nhất khi bạn được loan báo tin vui mang thai là "Xin chúc mừng!". Ảnh: Inmagine.
“Không phải chị mang thai đôi đấy chứ?”
Khi bạn nói câu này, người mẹ trẻ rất dễ hiểu nhầm ý bạn thành: “Ồ, chị trông béo quá!” Một số bà mẹ có bụng bầu đồ sộ trong khi một số khác lại khá gọn gàng, nhưng nói về chủ đề bụng to bụng nhỏ này thật chẳng “duyên” tí nào. Thêm vào đó, với tiến bộ của y khoa và việc theo dõi thai sản hiện đại, các bà mẹ tương lai có thể biết chắc được rằng mình đang mang bao nhiêu em bé trong bụng; tất nhiên là họ không cần bạn nhắc họ tìm hiểu việc này rồi.
“Chị có tăng đủ cân không vậy?”
Thông thường, có rất nhiều bình luận xung quanh cỡ bụng và hình thể của một bà mẹ mang thai, và sự mảnh mai đặc biệt của một bà bầu cũng không phải là ngoại lệ. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình đang dành lời khen ngợi cho bà mẹ trẻ khi nói “Chị trông gọn quá!” hay “Bụng chị chỉ hơi nhỉnh hơn bình thường một chút thôi”, nhưng cô ấy có thể nghĩ rằng bạn lo ngại về sự phát triển của em bé trong bụng của cô ấy (các bà mẹ mang thai vốn nhạy cảm mà!). Vì mỗi phụ nữ mang thai có một mức tăng cân khác nhau, hãy để bác sĩ của cô ấy là người có ý kiến về cân nặng thai kỳ. Nếu bạn muốn khen ngợi về hình thể của một phụ nữ đang mang thai, chỉ cần nói rằng “Trông chị đẹp quá!”
“Trông chị thế này, chắc chắn là sinh con trai / con gái!”
Một số người, đặc biệt là những người đã từng sinh con, rất thích đưa ra phán đoán giới tính của em bé dựa theo kinh nghiệm dân gian hay cá nhân khi trò chuyện với một phụ nữ mang thai. Nhưng bạn có biết rằng mỗi người mẹ đều có trông đợi riêng về giới tính của con mình, bản thân họ cũng tự có thôi thúc tìm hiểu giới tính của con hoặc muốn dành sự bất ngờ đến giây phút con chào đời. Và bạn đúng là “có duyên” ghê lắm khi “phán như thần” điều mà chẳng ai hỏi bạn, đó là chưa kể họ còn có thể hiểu nhầm sang ý “các bà mẹ mang bầu con gái thường xấu đi và nặng nề hơn.”
“Tôi sờ bụng chị được không?”
Hãy chỉ sờ bụng bà bầu khi được chính bà mẹ trẻ đề nghị thôi nhé! Ảnh: Inmagine.
Mặc dù xin phép trước thì tốt hơn là thình lình thò tay sờ bụng bà bầu, nhưng cả đề nghị này cũng có thể được xem là khiếm nhã vì đặt bà mẹ trẻ vào tình huống khó xử, muốn từ chối cũng khó. Nếu người mẹ trẻ muốn bạn cảm nhận được bé con trong bụng đang “năng động” thế nào, cô ấy sẽ chủ động đề nghị bạn đặt tay lên bụng cô ấy.
“Chị sẽ cho bé bú mẹ hoàn toàn phải không?”
Thay vì hỏi vậy, giá mà mọi người đều có thể đưa ra một câu hỏi ít áp lực hơn: “Chị sẽ cho con bú chứ?” Nhưng dù sao đi nữa, chuyện cho bé bú mẹ là chủ đề khá nhạy cảm và cũng đầy áp lực với bà mẹ mang thai. Tất nhiên, ai cũng hiểu lợi ích của sữa mẹ và đều mong muốn làm điều tốt nhất cho con mình, nhưng thực tế việc đó không hẳn là dễ dàng. Và câu hỏi của bạn vô tình khiến người mẹ cảm thấy áp lực, và có thể hiểu rằng bạn nghĩ họ sẽ không cố gắng làm điều tốt nhất cho con.
“Chị có đi làm sau khi sinh bé không?”
Lại một câu hỏi mang áp lực đè lên vai bà mẹ tương lai, dù là bạn chẳng có ý gì xấu cả. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, rất ít bà mẹ đủ can đảm nói rằng họ sẽ ở nhà nội trợ để chăm sóc con sau khi sinh. Nuôi con là việc rất tốn kém, và ai sẽ muốn mất việc vào lúc này cơ chứ? Nhưng ở một khía cạnh khác, mọi bà mẹ đều muốn được ở nhà chăm con và cũng thật mệt mỏi khi nghĩ đến chuyện phải thuê người giúp việc chăm sóc bé hoặc gửi bé đi trẻ.
Hỏi về dự định tương lai sau sinh là một xu hướng khá tự nhiên của mọi người khi trò chuyện với các bà bầu, nhưng hãy chắc rằng bạn có tư tưởng cởi mở với bất kỳ phương án nào mà bà mẹ này lựa chọn. Đừng vội vàng phán xét việc đi làm lại sau sinh là ích kỷ và trốn tránh việc chăm sóc con. Bạn không ở trong hoàn cảnh thực tế của họ để có quyền nhận xét đúng sai.
“Chị mong con gái, đúng không?”
Mọi người có xu hướng nghĩ rằng các bà mẹ đã sinh con trai hay con gái sẽ mong chờ bé có giới tính ngược lại ở lần mang thai tiếp theo, nhưng điều đó không phải là luôn đúng. Và phán đoán này sẽ càng trở nên khiếm nhã khi bạn biết rằng cô ấy mang thai một em bé cùng giới tính với em bé trước. Câu hỏi vô ý này có thể được hiểu là bạn đang “chụp mũ” cho người khác rằng họ không thoả mãn với giới tính của con mình.
Chủ đề về thời điểm bắt đầu làm mẹ
Dù là bạn bè thân thiết, hãy tránh những chủ đề nhạy cảm theo kiểu "các cụ". Ảnh: Inmagine.
Thôi nào, bạn muốn gia nhập vào tập đoàn “các cụ” khi nói chuyện “thế lúc nào thì định có em bé đấy?” ư? Và cũng thôi ngay cái kiểu nói “Em định đợi đến bao giờ mới có con? Bằng tuổi em, chị đã có 2 đứa rồi đấy!” Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, có những phụ nữ muốn dành thời gian cho sự nghiệp, sở thích và cuộc sống son rỗi với chồng trước khi có con, và bạn là ai để thúc ép họ thay đổi những kế hoạch ấy?
“Chị thèm dưa chua hay kem?”
Bạn cần hiểu rằng việc đơn giản hỏi một thai phụ rằng họ thèm dưa chua và kem cũng có thể thực sự khiến cô ấy nôn mửa. Đừng bao giờ hỏi như vậy, còn nếu như bạn buộc phải biết để chuẩn bị thức ăn cho cô ấy, hãy hỏi thẳng cô ấy thèm ăn món gì hoặc giả định trong các món ăn có độ giòn, vị đậm đà và mùi không nồng quá.
“Chị không được ăn / uống món đó đâu!”
Đừng nói với một phụ nữ mang thai rằng cô ấy có thể và không thể ăn gì. Danh sách các thực phẩm tốt và xấu trong thai kỳ là thứ đầu tiên mà các bác sĩ cung cấp cho họ, cũng là thứ đầu tiên mà họ tìm đọc khi mới mang thai, và chắc chắn là họ nhớ rõ điều đó hơn bạn. Bạn cũng nên biết rằng kể cả các loại thực phẩm nằm trong danh sách “xấu” cũng không cần thiết phải tuyệt đối không ăn, chúng chỉ có hại nếu được dùng với khối lượng lớn và thường xuyên mà thôi. Đừng vội vã cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thuỷ ngân nếu bạn thấy một thai phụ đang ăn salad cá ngừ, và cũng không việc gì phải làm “cảnh sát caffeine” không công cả, họ biết mình đang ăn uống ở mức nào và có an toàn hay không.
“Chị có định sinh thêm bé không?”
Cũng như chủ đề khi nào có con, dự định có bao nhiêu con cũng là việc riêng tư của mỗi cặp đôi, và họ có thể cảm thấy bị người khác tò mò quá mức hoặc bị thúc ép khi được hỏi về dự định ấy. Một số cặp đôi chỉ định có một con trong khi hầu hết các cặp đôi khác thích có một gia đình đông đúc, vì vậy họ có thể cảm thấy hơi ái ngại khi trả lời rằng không muốn có thêm bé nữa. Một tình huống nhạy cảm hơn, nếu bạn hỏi điều này với một phụ nữ hoặc cặp đôi muốn có thêm bé nhưng không thể, rõ ràng là bạn sẽ làm họ đau lòng.
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường
Bài viết: 12 điều đừng nói với bà mẹ mang thai (https://www.meo.vn/12-dieu-dung-noi-voi-ba-me-mang-thai.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.