10 xét nghiệm sức khỏe cần thiết cho mọi phụ nữ – Phần cuối

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

(Webtretho) Kiểm tra sức khỏe đúng thời điểm là một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm được cho sức khỏe của mình. Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn phát hiện được nhiều bệnh lý như ung thư, tiểu đường… trước khi những triệu chứng của bệnh thể hiện ra bên ngoài; và nhờ phát hiện sớm, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhưng bạn nên thực hiện kiểm tra nào, vào lúc nào, phụ thuộc vào độ tuổi của bạn và nhiều yếu tố khác.

>> Phần 1

6. Hàm lượng cholesterol trong máu cao

Mức độ cholesterol LDL cao là một yếu tố lớn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch – động mạch của bạn bị các mảng bám làm cho xơ cứng và ngày càng hẹp lại – qua thời gian, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ. Bệnh này có thể xuất hiện và phát triển trong nhiều năm liền mà không thể hiện bất kỳ một triệu chứng nào. Những nguyên nhân khác gây xơ vữa động mạch là cao huyết áp, tiểu đường và nghiện thuốc lá. Thay đổi thói quen sinh hoạt và uống thuốc đều đặn có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh thuộc về hệ tuần hoàn.

Các bác sĩ có thể phát hiện ra các nguy cơ cholesterol bằng cách xét nghiệm máu. Xét nghiệm này có thể cho biết các chỉ số cholesterol và lượng mỡ trong máu, và dựa trên các kết quả này mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị. Nếu bạn trên 20 tuổi, bạn nên kiểm tra lượng cholesterol trong máu mỗi 5 năm một lần.

Xét nghiệm máu để sớm phát hiện bệnh và điều trị (Ảnh: WebMD)

7. Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường là nguyên nhân gây ra tử vong cao thứ 6 tại Hoa Kỳ; một phần ba dân số Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm mà không hề biết. Tiểu đường có thể dẫn tới vô số các bệnh khác như tim, đột quỵ, suy thận, mù lòa vì hư tổn các mạch máu trong võng mạc và tổn thương thần kinh. Nhưng, đặc biệt khi được phát hiện sớm, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể được kiểm soát và tránh được các biến chứng nguy hiểm bằng chế độ ăn hợp lý, tập thể dục và giảm cân.

Xét nghiệm nhanh lượng đường glucose trong máu thường được dùng để phát hiện bệnh tiểu đường và cả giai đoạn bệnh chưa phát triển. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ được lấy máu sau ít nhất 8 tiếng không ăn, thường vào buổi sáng sớm; kết quả lượng đường trong máu từ 100 – 125 là bình thường, kết quả trên 126 là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nếu bạn khỏe mạnh và không có nguy cơ cao bị tiểu đường, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 3 năm một lần bắt đầu từ tuổi 45. Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì nên kiểm tra sớm và thường xuyên hơn.

8. Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là căn bệnh có thể dẫn đến mù lòa vì những dây thần kinh thị giác bị hư tổn; bệnh này thường không có một biểu hiện gì đặc biệt cho đến khi quá trễ và thị lực đã bị suy giảm.

Bao lâu bạn kiểm tra sức khỏe của mắt một lần bao gồm cả đo mắt và kiểm tra nhãn áp phụ thuộc vào tuổi tác của bạn và những yếu tố nguy cơ. Những người từ 60 tuổi trở lên, gia đình có tiền sử bị tăng nhãn áp, đã có bệnh lý bị tổn thương mắt và bị rối loạn quá trình trao đổi chất là những người có nhiều nguy cơ bị tăng nhãn áp. Nên kiểm tra mắt 2 – 4 năm / lần đối với những người dưới 40 tuổi, 2 năm / lần với người dưới 64, và mỗi 12 tháng / lần với những người trên 65 tuổi hoặc người trong nhóm có nguy cơ cao.

9. HIV

HIV là vi-rút gây bệnh AIDS. Vi-rút này tồn tại trong máu và chất các dịch khác trong cơ thể người nhiễm bệnh, có thể lây sang người khác khi những dịch này truyền qua đường âm đạo, hậu môn, miệng, mắt hay vết thương hở. Cho đến nay vẫn chưa xác định được một loại thuốc có thể ngăn ngừa được bệnh này nhưng về mặt lý thuyết, phát hiện sớm và điều trị sớm bằng những thuốc chống HIV có thể giúp hệ miễn dịch chống lại vi-rút.

Những người nhiễm HIV có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm liền, cách duy nhất phát hiện được bệnh là một loạt xét nghiệm máu. Xét nghiệm đầu tiên được gọi là Elisa hay EIA, thực hiện nhằm xác định kháng thể HIV trong máu – tuy nhiên những kháng thể này có thể chưa bị nhiễm nên không chắc chắn xác định được cơ thể âm tính hay dương tính với HIV. Xét nghiệm thứ hai gọi là Western blot sẽ được thực hiện để xác định lại. Tuy nhiên có những trường hợp đã nhiễm vi-rút nhưng vẫn cho ra kết quả âm tính nên các bác sĩ khuyên nên thực hiện xét nghiệm nhiều hơn một lần.

2 tháng sau khi bị lây nhiễm, hầu hết những cá thể bị nhiễm HIV sẽ cho ra kết quả xét nghiệm “dương tính” nhưng có khoảng 5% vẫn cho ra kết quả âm tính sau 6 tháng. Sử dụng những biện pháp tình dục an toàn như bao cao su, màng chắn miệng là điều cần thiết để tránh lây nhiễm HIV hay các bệnh lây qua đường tình dục khác. Những thai phụ nhiễm HIV cần thông báo với bác sĩ để tránh nguy cơ lây bệnh cho thai nhi.

Hãy tự bảo vệ mình vì có những bệnh rất khó xác định, thậm chí chưa có cách điều trị (Ảnh: WebMD)

10. Ung thư đường ruột

Ung thư đường ruột là loại ung phổ biến thứ 2 gây nên tử vong trên tất cả mọi người, và đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư phổi ở phụ nữ. Phần lớn ung thư ruột kết phát triển từ khối u nhỏ bên trong bề mặt ruột, sau khi phát triển nó có thể xâm lấn hay di căn sang những cơ quan khác. Phương pháp để loại trừ ung thư ruột là cắt bỏ tất cả những khối u nhỏ trong ruột trước khi chúng chuyển thành những tế bào ung thư.

Sinh thiết đường ruột là phương pháp kiểm tra thường dùng để phát hiện những yếu tố gây ung thư ruột. Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ bên trong ruột bằng phương pháp nội soi, cùng lúc loại bỏ những khối u. Bạn nên thực hiện kiểm tra đường ruột trong kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ bắt đầu từ tuổi 50.

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: 10 xét nghiệm sức khỏe cần thiết cho mọi phụ nữ – Phần cuối (https://www.meo.vn/10-xet-nghiem-suc-khoe-can-thiet-cho-moi-phu-nu-phan-cuoi.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *